Ngoài giáo dục các môn văn hóa – xã hội ở trên trường thì cha mẹ và thầy cô cần phải trang bị thêm cho học sinh các kỹ năng sống. Việc này rất quan trọng để giúp các em phát triển toàn diện, đồng thời chuẩn bị cho các em kiến thức, sự tin tin bước vào đời. Vậy ba mẹ nên dạy kỹ năng sống dành cho học sinh nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bậc cha mẹ!
Vai trò của kỹ năng sống đối với học sinh – cẩm nang thiết yếu vào đời
Tâm sinh lý của các em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phát triển rất nhanh chóng và phức tạp. Nếu như ba mẹ không tìm hiểu sâu, nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển tâm lý của con trẻ; thì rất khó trong việc trò chuyện được với con và giáo dục con về sau.
- Đối với trẻ Cấp 1 (từ 6 đến 10 tuổi): Trong giai đoạn này, trẻ đang phát triển khả năng tư duy trừu tượng, cảm thụ ngôn ngữ, và hình ảnh. Trẻ cũng bắt đầu phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và sự hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Tuy nhiên, các con vẫn còn thiếu kinh nghiệm và khả năng điều khiển cảm xúc, dẫn đến việc cảm thấy dễ bị áp lực, tự ti và khó khăn trong việc giao tiếp, giải quyết xung đột.
- Đối với trẻ Cấp 2 (từ 11 đến 14 tuổi): Trong giai đoạn này, con trẻ phát triển những kỹ năng phức tạp hơn như kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ cũng bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến bản thân, tò mò với mọi thứ xung quanh và sự nhận thức về hình ảnh của mình. Tuy nhiên, các con có thể gặp phải những cảm xúc khó kiểm soát như lo lắng, tự ti và phản đối do những thay đổi nhanh chóng trong cơ thể và tâm trí.
- Đối với trẻ Cấp 3 (từ 15 đến 18 tuổi): Con trẻ ở giai đoạn này, sẽ bắt đầu phát triển khả năng tư duy đa chiều hơn, đánh giá logic và phân tích. Các con cũng bắt đầu xây dựng các giá trị và quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm sự độc lập và sự tự do, các con có thể cảm thấy mất hướng và khó khăn trong việc xác định mục tiêu và giải quyết các vấn đề phức tạp. Có thể sẽ phải trải qua những cảm xúc mâu thuẫn và áp lực từ việc phải quyết định về tương lai của mình.
Vai trò của kỹ năng sống đối với học sinh là rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện cả về mặt cá nhân lẫn xã hội. Như UPO đã đề cập ở trên, tâm sinh lý của các em trong những giai đoạn này sẽ phát triển nhanh chóng, cộng với việc tình trạng xã hội diễn biến ngày càng phức tạp. Việc học các kỹ năng sống sẽ giúp con trẻ tự tin và chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc, nâng cao sự tự tin và sức khỏe tâm sinh lý.
Ngoài ra kỹ năng sống còn giúp các em học sinh phát triển kỹ năng xã hội như giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo và giải quyết xung đột. Những kỹ năng này rất quan trọng để các em có thể hòa nhập với môi trường, tạo dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và trở thành một người tự tin, độc lập.

Xem thêm: Dạy kỹ năng sống ở trường học – Giáo dục đổi mới tương lai
Kỹ năng sống dành cho học sinh – nhóm nhận thức
Kỹ năng thiết lập mục tiêu
Kỹ năng thiết lập mục tiêu là một kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần hướng dẫn trẻ rèn luyện từ sớm. Nó giúp các con xác định được mục tiêu của mình, đặt ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó và tự động nâng cao khả năng quản lý thời gian và trách nhiệm cá nhân. Đầu tiên ba mẹ chỉ cho con trẻ hiểu điều đơn giản: mục tiêu là gì, tại sao cần thiết phải có mục tiêu, cách đặt mục tiêu, và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu dễ dàng.
Kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng tự nhận thức là một trong những kỹ năng quan sống dành cho học sinh trọng nhất giúp trẻ phát triển sự hiểu biết và tự ý thức về bản thân mình. Khi trẻ có khả năng tự nhận thức, các con có thể nhận ra và đánh giá đúng khả năng, giới hạn và mục tiêu của mình. Đây là một kỹ năng quan trọng để trẻ phát triển thành người tự tin, có khả năng đối phó với áp lực và khó khăn của cuộc sống.
Ba mẹ có thể giúp trẻ bằng cách khuyến khích trẻ nói về những điều mà các con cảm thấy bản thân mình làm tốt và cảm thấy chưa tốt. Hãy cho trẻ trải nghiệm những thử thách khác nhau để trẻ tự nhận thức được khả năng và mục tiêu của mình. Từ đó mới có thể đưa ra những quyết định, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, nếu đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong học tập, cuộc sống và trong giao tiếp với mọi người.

Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ tập trung vào vấn đề, ba mẹ và giáo viên có thể hướng dẫn các con tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó. Khuyến khích con trẻ suy nghĩ và đưa ra những giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề.
Ngoài ra ba mẹ và giáo viên tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia vào hoạt động tư duy sáng tạo như vẽ tranh, xây dựng, chơi trò chơi điện tử và đọc sách. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện trí tưởng tượng và khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Kỹ năng phản biện
Dạy trẻ tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết giúp con trẻ học cách tư duy logic, chính xác và suy nghĩ độc lập. Khi trẻ học cách đặt câu hỏi, các con sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra những ý kiến phản biện chính xác hơn. Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ đặt câu hỏi liên quan đến những thông tin mà con đọc được hoặc nghe được.
Ba mẹ và thầy cô hướng dẫn con suy nghĩ độc lập, điều này giúp trẻ dễ dàng hình dung được những ý kiến phản biện của mình và đưa ra quan điểm đúng đắn. Có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập bằng cách cho trẻ đọc sách, giải các câu đố và tự tìm kiếm các thông tin trên mạng.

Kỹ năng tư duy logic
Tư duy logic là kỹ năng giúp các con phát triển khả năng suy nghĩ logic, phân tích và đưa ra quyết định chính xác. Ba mẹ và giáo viên hãy khuyến khích trẻ phân tích vấn đề hoặc tình huống từ các góc độ khác nhau. Khi con trẻ học cách phân tích một vấn đề, các con sẽ dễ dàng hiểu được bức tranh toàn cảnh và đưa ra những quyết định chính xác hơn cho việc học tập và cuộc sống.

Kỹ năng đánh giá
Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ học cách đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về một tình huống hoặc vấn đề. Khi trẻ học cách đặt câu hỏi, các con sẽ dễ dàng thu thập được thông tin và đưa ra những quyết định đúng đắn. Sau đó so sánh và đánh giá các lựa chọn bằng cách sử dụng các tiêu chí đánh giá như tính khả thi, tính hiệu quả và tính tiện lợi. Điều này giúp con trẻ dễ dàng tìm ra được lựa chọn tốt nhất và đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng sống dành cho học sinh cần thiết, bởi trẻ cần ứng dụng kỹ năng này rất nhiều nhất trong đời sống. Ba mẹ và thầy cô cần dạy trẻ định nghĩa vấn đề bằng cách mô tả nó một cách rõ ràng và chi tiết. Khi trẻ hiểu rõ vấn đề, các con sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp cho vấn đề đó.
Sau khi đã định nghĩa được vấn đề, con trẻ sẽ học thêm phân tích vấn đề. Bằng cách tìm ra các nguyên nhân và hệ quả của nó giúp trẻ dễ dàng tìm ra giải pháp phù hợp. Ba mẹ hãy giúp trẻ lựa chọn giải pháp phù hợp bằng cách sử dụng các tiêu chí đánh giá như tính khả thi, tính hiệu quả và tính tiện lợi.

Xem thêm: 9 tips dạy trẻ kỹ năng sống xử lý tình huống LINH HOẠT
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, kỹ năng tìm kiếm thông tin chính xác và nhanh nhất không thể không nhắc đến khi rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sẽ giúp trẻ tìm kiếm, sàng lọc và đánh giá thông tin hiệu quả để học tập và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Trẻ cần được ba mẹ và thầy cô hướng dẫn để đánh giá tính đúng đắn của thông tin trên cả môi trường số và ngoài xã hội. Các em học sinh cần học cách phân biệt giữa thông tin đáng tin cậy và thông tin không đáng tin cậy, và cách đọc hiểu thông tin một cách khách quan.

Kỹ năng chịu trách nhiệm
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh không thể bỏ qua kỹ năng chịu trách nhiệm để các em học sinh phát triển và trở thành người thành công trong cuộc sống. Đây là kỹ năng giúp các em biết trách nhiệm và tự quản lý bản thân một cách hiệu quả. Các em cần hiểu rằng chịu trách nhiệm là giúp mình trưởng thành và tự lập hơn.
Bên cạnh đó các em cũng cần được dạy hiểu được những hậu quả có thể xảy ra nếu các em không chịu trách nhiệm và nhận thấy được lợi ích khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh – Nhóm xã hội
Hoàn thiện khả năng tự lập
Khi được ba mẹ và thầy cô trang bị kỹ năng cần thiết để tự quản lý và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, các em học sinh sẽ trở nên độc lập hơn trong việc đưa ra quyết định và thực hiện các hành động của mình. Rèn trẻ tự lập bằng cách tự quản lý thời gian, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý tài chính và giải quyết vấn đề.
Việc có khả năng tự lập cũng giúp các em xây dựng lòng tin vào bản thân, giảm bớt sự phụ thuộc vào người khác và làm cho cuộc sống của các em trở nên đầy đủ hơn; từ đó đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: Kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp cho trẻ nên được giáo dục như thế nào?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống dành cho học sinh cơ bản quan trọng và cần thiết để các em học sinh phát triển một cách toàn diện. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với người khác, từ đó tạo ra sự thân thiện và gần gũi trong các mối quan hệ.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm việc hiểu được thông điệp của người khác và truyền đạt thông điệp của mình một cách hiệu quả. Ba mẹ và thầy cô hãy khuyến khích trẻ nói chuyện và thực hành giao tiếp một cách thường xuyên, tự tin. Các em có thể thực hành bằng cách trò chuyện với bạn bè, những người xung quanh hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm.

Teamwork
Kỹ năng Teamwork (làm việc nhóm) là một kỹ năng cần thiết trong quá trình đi học và trong đời sống của trẻ. Việc dạy trẻ làm việc nhóm trong học tập cũng như vui chơi từ nhỏ sẽ giúp các con hiểu được tầm quan trọng của việc hợp tác với người khác trong các hoạt động và công việc cộng đồng.
Kỹ năng lắng nghe và chia sẻ ý kiến là rất quan trọng trong teamwork. Các bậc cha mẹ và giáo viên có thể dạy trẻ cách lắng nghe và trao đổi ý kiến một cách lịch sự, xây dựng, không tranh cãi hay chê bai người khác.

Kỹ năng yêu cầu sự trợ giúp
Trong cuộc sống, nhiều khi con trẻ sẽ gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác. Bởi vậy việc dạy trẻ kỹ năng yêu cầu sự trợ giúp để trẻ có thể tự tin và hiệu quả khi đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Để giúp các em học sinh phát triển kỹ năng yêu cầu sự trợ giúp, ba mẹ cùng với giáo viên có thể:
- Khuyến khích trẻ tự tin và không ngại ngùng trong việc yêu cầu sự trợ giúp.
- Hướng dẫn trẻ cách giải thích và trình bày vấn đề rõ ràng và chi tiết.
- Dạy trẻ cách tìm kiếm người trợ giúp phù hợp và liên lạc với họ một cách trung thực.
- Khuyến khích con trẻ đưa ra kế hoạch hành động và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.
Kỹ năng tự vệ
Dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ bản thân là một phần quan trọng trong việc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tự vệ là khả năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm, và được coi là một kỹ năng sống cần thiết cho mọi người. Con trẻ cần được dạy kỹ năng tự vệ để phòng vệ khi bị bắt nạt, tấn công từ người khác. Đặc biệt ba mẹ nên trang bị cho con gái kỹ năng tự vệ từ nhỏ để phòng tránh việc bị xâm hại, bị quấy rối.
Ngoài ra các bậc cha mẹ phối hợp với nhà trường giáo dục thêm cho trẻ kỹ năng bảo vệ mình khi sử dụng internet. Bởi vì hiện nay có rất nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi, lừa gạt lòng tin của các em qua việc trò chuyện trên internet.

Xem thêm: Kỹ năng sống ở nhà một mình – Bài học tự lập ĐẦU TIÊN của bé
Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Kỹ năng đàm phán và thương lượng là một trong những kỹ năng nâng cao nhưng cũng cực kỳ hữu ích cho cuộc sống của các em học sinh, đặc biệt là khi muốn giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc muốn đạt được một mục tiêu cụ thể có yếu tố cạnh tranh. Dạy trẻ kỹ năng này có thể giúp trẻ phát triển sự tự tin, trở nên linh hoạt, thông minh hơn trong việc đánh giá, giải quyết các tình huống khó khăn và xây dựng các mối quan hệ tốt hơn với người khác.
Quản lý tài chính
Việc dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính rất quan trọng để giúp trẻ phát triển một cách tự lập và có thể đảm bảo tương lai tài chính của mình.
Ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách giới thiệu các khái niệm đơn giản như tiền, tiết kiệm, chi tiêu, ngân sách cho trẻ hiểu. Các con cần hiểu được sự quan trọng của việc tiết kiệm và chi tiêu hợp lý để có thể đảm bảo đủ tiền cho những chi phí cần thiết.
Sau đó ba mẹ và giáo viên giúp trẻ lập kế hoạch tài chính đơn giản bằng cách cho trẻ tạo một danh sách những khoản thu nhập từ quỹ tiền được ba mẹ cho và chi tiêu hàng tháng. Sau đó, giúp các con xem xét và điều chỉnh chi tiêu của mình để có thể tiết kiệm được một phần thu nhập.

Kỹ năng chia sẻ yêu thương và giúp đỡ người khác
Chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người khác cũng như kỹ năng sống dạy trẻ nói lời yêu thương là rất quan trọng để con trẻ phát triển nhân cách và khả năng xã hội của mình. Các con rất nhạy cảm với những hành động của bố mẹ, vì vậy ba mẹ hãy làm tấm gương tốt cho trẻ bằng cách thể hiện những hành động đầy yêu thương và giúp đỡ người khác.
Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia các hoạt động từ thiện như quyên góp đồ ăn, quần áo, sách vở cho các trẻ em khó khăn, tham gia các chương trình tình nguyện,…

Xem thêm: Dạy trẻ dùng mạng xã hội với 7 mối nguy cơ TIỀM ẨN hiện nay
Nhóm kỹ năng sống cảm xúc dành cho học sinh
Kỹ năng quản lý thời gian
Ba mẹ hãy giúp trẻ học quản lý thời gian bằng cách lên lịch cho các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả thời gian học tập, thời gian chơi đùa và thời gian dành cho gia đình. Có thể sử dụng bảng lịch hoặc các ứng dụng quản lý thời gian để giúp trẻ quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Sau đó ba mẹ dạy trẻ cách ưu tiên các công việc theo thứ tự ưu tiên để trẻ có thể hoàn thành các công việc quan trọng trước khi làm các công việc khác. Khi trẻ có thể tự quản lý thời gian, trẻ sẽ có nhiều thời gian thoải mái dành cho bản thân hơn, để làm những việc chăm sóc bản thân, chăm sóc cảm xúc, nghỉ ngơi xả stress.

Kỹ năng quản lý cảm xúc
Ba mẹ giúp trẻ quản lý cảm xúc bằng cách khuyến khích con trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách cởi mở và chân thật. Hãy cho trẻ biết rằng cảm xúc con người là bình thường và không có gì sai lầm khi trẻ thể hiện chúng. Sau đó ba mẹ dạy trẻ nhận biết và đặt tên cho các cảm xúc của mình, bao gồm cả cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Việc đặt tên cho các cảm xúc sẽ giúp các con hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và quản lý chúng một cách hiệu quả.

Xem thêm: Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách đối diện với hiệu ứng tiêu cực
Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ là việc rất quan trọng để giúp trẻ tự tôn và giữ vững lập trường. thái độ. Ba mẹ cần khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến của mình, cho trẻ biết rằng ý kiến của các con quan trọng và được mọi người tôn trọng. Sự tự tin giúp con trở thành một người có bản lĩnh, giúp con xác định rõ bản thân là ai cũng như xác định mục tiêu của mình.
Sự tự tin cũng giúp con kiên cường hơn trong nghịch cảnh và các tình huống khó khăn.
Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm như câu lạc bộ, đội hình, hoạt động tình nguyện… để trẻ có cơ hội học hỏi và thực hành kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Độ tuổi đi học con trẻ rất dễ gặp căng thẳng, áp lực, stress trong thi cử, học tập, mối quan hệ và gia đình. Việc ba mẹ giáo dục cho trẻ kỹ năng ứng phó với căng thẳng thực sự rất tốt cho các con. Đầu tiên trẻ phải hiểu rõ về tình trạng căng thẳng và cảm nhận được những dấu hiệu của nó, như cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay mất ngủ.
Ba mẹ giúp trẻ tìm ra cách thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng. Trẻ cần phải học cách suy nghĩ tích cực và tìm ra những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề.

Những điều cần lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh
Tôn trọng sự “riêng tư” và “sự phát triển cá nhân” trong mỗi học sinh
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh, ba mẹ và giáo viên cần lưu ý: “Tôn trọng sự riêng tư và sự phát triển cá nhân của mỗi học sinh” là rất quan trọng để giúp con trẻ có không gian thoải mái phát triển tốt hơn. Hãy luôn lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của học sinh, hãy cho các em cơ hội để bày tỏ ý kiến và suy nghĩ của mình. Hãy giúp học sinh phát triển ý thức về việc tôn trọng suy nghĩ và quyền riêng tư của người khác.
Ngoài ra ba mẹ nên khuyến khích con trẻ tham gia vào những hoạt động tự chọn mà các con quan tâm và thích. Để các em có cơ hội phát triển các kỹ năng của mình và tạo ra sự đa dạng trong học tập.

Xây dựng sự hứng thú trong học tập
Ba mẹ hãy tạo mối liên hệ giữa học tập và cuộc sống thực để trẻ có thể hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Hãy tìm cách để áp dụng những kiến thức học được vào cuộc sống hàng ngày của trẻ.Thầy cô hãy tạo ra một môi trường học tập tích cực, thân thiện và ủng hộ để các em học sinh cảm thấy thoải mái và tự tin khi học tập. Bên cạnh đó nhà trường cần mở ra những hoạt động và trò chơi giáo dục để trẻ có thể học tập một cách vui nhộn và thú vị.
Xem thêm: Rèn con tính tự giác học tập sao cho lành mạnh và bền vững?
Coi trọng giáo dục từ trong gia đình
Coi trọng giáo dục từ trong gia đình là điều cần thiết để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và giúp trẻ phát triển toàn diện. Ba mẹ nên thường xuyên giao tiếp với trẻ, lắng nghe những ý kiến của trẻ và giúp trẻ giải đáp các thắc mắc liên quan đến học tập và cuộc sống. Hãy luôn khuyến khích các con học cách đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
Ba mẹ thể hiện sự quan tâm và ủng hộ trẻ khi các con chủ động trong việc học. Và tạo ra một không gian an toàn để trẻ có thể tự do thể hiện bản thân và tự tin khi học tập.
Luôn sẵn sàng lắng nghe và trò chuyện với con
Lắng nghe và trò chuyện với con là điều cực kỳ quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nói riêng và nuôi dạy con cái nói chung. Bố mẹ cần tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn để con cảm thấy thoải mái khi muốn chia sẻ với mình. Ba mẹ hãy tránh sử dụng các lời lẽ hoặc hành động phê phán, so sánh hoặc khiển trách con.
Các bậc cha mẹ nên dành ít nhất 10-15 phút mỗi ngày để tương tác với con, trò chuyện với con, hỏi thăm con về cuộc sống, học tập và điều con yêu thích. Ba mẹ nên nhớ khi con chia sẻ với mình, hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn. Hãy lắng nghe kỹ và tránh gián đoạn hoặc ngắt lời con.

Phối hợp quản lý chặt chẽ với nhà trường
Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa ba mẹ và nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục con trẻ. Ba mẹ nên tham gia đầy đủ vào các hoạt động của trường bao gồm các buổi họp phụ huynh, sự kiện của trường và các hoạt động ngoại khóa. Điều này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách mà trường đang giáo dục và phát triển trẻ, và cũng giúp ba mẹ tiếp cận với các giáo viên và nhân viên của trường.
Bố mẹ cần trò chuyện thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm để hiểu rõ hơn về tiến độ học tập của con, những vấn đề mà con gặp phải và những kế hoạch để giúp con phát triển tốt hơn. Nếu có vấn đề nào đó xảy ra, hãy thảo luận trực tiếp với giáo viên để tìm ra giải pháp phù hợp.

Bên cạnh việc tiếp thu và học hỏi kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng sống dành cho học sinh là hai nhiệm vụ song hành để đảm bảo con trẻ phát triển toàn diện, an toàn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích để xây dựng phương pháp giáo dục con một cách hợp lý.
Nếu bố mẹ đang tìm kiếm một lớp học kỹ năng sống cho con, khoá học KidUP từ UPO chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Với lối giáo dục khai phóng, UPO được Sở Giáo dục & Đào tạo công nhận là một trong những trung tâm giảng dạy hiệu quả TOP đầu Việt Nam. Đến với khóa học, trẻ sẽ được đào tạo các kỹ năng sống cần thiết, thái độ sống, tư duy tự thức, tư duy tích cực,… từ đó giúp trẻ tự khám phá bản thân để phát triển toàn diện!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!