Khi bước chân vào tiểu học, bé cần nhiều kỹ năng sống hơn nữa để có thể hòa nhập tốt với môi trường mới, bạn bè mới. Đồng thời cũng là nền tảng để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai. Cùng tìm hiểu chi tiết về những kỹ năng sống tiểu học quan trọng cho bé.
Nhóm kỹ năng sống nhận thức cho trẻ tiểu học
Mọi việc tốt hay xấu đều bắt nguồn từ nhận thức của con người. Tùy vào nhận thức của mỗi người, có thể người này cho rằng sự việc này xãy ra vô cùng tồi tệ còn đối với người khác thì việc này là rất bình thường. Nhận thức quyết định đến niềm tin, động lực và sự thành công của mỗi người. Vì vậy bố mẹ cần rèn luyện cho con kỹ năng tự nhận thức.
Kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng hiểu rõ bản thân, biết được mình cần gì, hành vi và cảm xúc của mình như thế nào. Từ đó có thể kiểm soát được những hành vi, cảm xúc một cách tích cực hơn nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho hơn. Đồng thời có thể dễ dang bộc lộ cảm xúc nội tâm, cố gắng thay đổi để hoàn thiện bản thân, ứng xử phù hợp với mọi người, nhận ra cảm xúc và nhu cầu của những người khác,…Vì vậy đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi người và cần được rèn luyện từ nhỏ.
Đối với kỹ năng sống tiểu học về kỹ năng tự nhận thức, bố mẹ hãy hỗ trợ cho con hiểu rõ bản thân bé có thể làm được những gì, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và ước mơ sau này. Giúp con biết được mỗi người sẽ đều khác nhau, vì vậy chúng ta không cần phải giống ai, chỉ cần phát huy hết giá trị bản thân, trẻ sẽ thực sự tỏa sáng.
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Khi gặp một vấn đề, người có tư duy sáng tạo sẽ có thể tìm ra nhiều phương án khả thi khác nhau và lựa chọn một phương án tối ưu nhất. Vì vậy tư duy sáng tạo là một trong những kỹ năng cốt lõi để một người có thể phát triển và thành công. Tất cả mọi người đều cần kỹ năng tư duy sáng tạo, đặc biệt là những người làm việc trong những lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật, khoa học,….
Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện kỹ năng sống tiểu học về tư duy sáng tạo cho bé ngay từ những ngày đầu học tiểu học bằng cách khuyến khích con chơi và tham gia trải nghiệm những thứ mới mẻ. Bố mẹ có thể cùng con tham gia những trò chơi đố chữ, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, trò chuyện với con thường xuyên, dạy con cách đọc sách,…để giúp con rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo. Đồng thời động viên con học tập, quan sát và học hỏi những điều xung quanh, suy nghĩ thêm nhiều phương án khác tốt hơn thay thế cho những phương án cũ.
Kỹ năng phản biện
Kỹ năng phản biện là những kỹ năng phân tích và tổng hợp các thông tin để giải quyết những vấn đề ở các góc nhìn khác nhau một cách sáng tạo, hiệu quả và mới mẻ hơn so với cách giải quyết trước đó. Điều này giúp bé nắm chắc được các vấn đề và kiến thức của bản thân. Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện kỹ năng phản biện cho bé từ sớm.
Đầu tiên, bố mẹ hãy rèn cho con tư duy phản biện bằng cách đặt cho con nhiều vấn đề mà con nắm rõ và câu hỏi để con có thể phản biện lại. Từ đó con trở nên thích thú hơn về khả năng phản biện, sau đó bố mẹ hãy đặt vấn đề và những câu hỏi nâng cao hơn dành cho bé để bé tìm tòi và tư duy.
- Thường đặt câu hỏi cho trẻ dạng “Con nghĩ việc gì sẽ xảy ra?”
- Giúp con liệt kê các suy nghĩ xoay quanh một vấn đề
- Yêu cầu trẻ phản biện lại và thuyết phục
- Dạy trẻ cách phân tích, mổ xẻ vấn đề
- Khuyến khích trẻ phản biện và chấp nhận điểm sai của mình
Đồng thời bố mẹ nên rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp để trẻ có thể tự tin phản biện một cách hiệu quả và dễ hiểu nhất.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Nhu cầu tìm kiếm thông tin là nhu cầu chung của nhiều người, kể cả trẻ. Với xã hội hiện đại, những thông tin càng lúc càng nhiều hơn, vì vậy trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng. Nhưng cũng bởi vậy mà không phải thông tin nào cũng hoàn toàn chính xác và an toàn đối với trẻ. Đó là lý do bố mẹ cần hướng dẫn trẻ kỹ năng sống tiểu học về tìm kiếm thông tin.
Nguồn thông tin an toàn nhất hiện nay dành cho con trẻ là những thông tin trên sách, báo, thời sự,… Những đối với những thông tin không có trên sách báo bố mẹ vẫn có thể hướng dẫn con tìm kiếm trên mạng internet. Nhưng đối với những thông tin này bố mẹ cần chỉ con cách chọn lọc thông tin phù hợp nhất.
Bố mẹ có thể hướng dẫn con đọc thông tin trên một số trang web uy tín về vấn đề mà con thường xuyên thắc mắc và tìm kiếm. Ví dụ con muốn tìm kiếm thông tin về các môn học bố mẹ nên hướng dẫn con tìm những website uy tín như: vuihoc.vn, tuyensinh247.com, violympic.vn,…
Các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học – nhóm xã hội
Kỹ năng sống xã hội cũng vô cùng cần thiết cho con, là tiền đề để con trở thành một người tích cực, tốt cho xã hội, đồng thời phát triển được bản thân một cách hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng sống xã hội cơ bản nhất mà bố mẹ nên dạy con từ khi trẻ học tiểu học.
Kỹ năng tự phục vụ bản thân/ tự chăm sóc
Kỹ năng tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng thiết yếu cho trẻ để trẻ có thể khôn lớn và trưởng thành hơn. Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học về tự phục vụ bản thân bao gồm những việc làm đơn giản đến phức tạp hơn để hình thành thói quen và nền nếp sống tốt hơn cho trẻ.
Khi con lên tiểu học, đây là độ tuổi mà con cần phải có trách nhiệm và tự phục vụ bản thân. Bố mẹ nên chỉ con những cách tự chăm sóc bản thân bé như vệ sinh thân thể, dọn dẹp chăn gối, thay quần áo, chuẩn bị sách vở, kỹ năng sống khi làm việc nhà, lau bàn, dọn bát đũa,…
Kỹ năng làm quen, kết bạn
Những mối quan hệ, những người bạn là một phần không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên đối với một đứa trẻ khi lên tiểu học, được tiếp xúc với môi trường mới, có nhiều bạn mới còn bỡ ngỡ thì thật khó khăn để làm quen hoặc kết bạn với các bạn mới đó. Vì vậy bố mẹ hãy rèn luyện kỹ năng sống tiểu học làm quen kết bạn cho con.
Đầu tiên bố mẹ cần con biết được tại sao phải kết bạn và tình bạn đích thực sẽ giúp con nhiều như thế nào. Vì vậy con cần phải chủ động chào hỏi các bạn bè nếu muốn chơi cùng bạn. Bố mẹ cũng có thể dạy con những điều cần nói để làm quen với bạn mới và giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, đồng thời cần cởi mở hơn.
Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?
Kỹ năng lắng nghe
Không phải lúc nào trẻ cũng có thể lắng nghe người khác một cách tập trung, vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn con kỹ năng lắng nghe. Khi biết lắng nghe con trẻ sẽ trở nên nhạy bén hơn, học tập tốt hơn và chú ý những mối nguy hiểm xung quanh. Lâu dài, trẻ sẽ có thể xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp đối với mọi người xung quanh, bố mẹ, bạn bè, thầy cô,..
Bố mẹ có thể tham khảo một số cách để rèn luyện kỹ năng sống tiểu học về lắng nghe cho bé như:
- Nói chuyện rõ ràng: để con dễ dàng hiểu và tiếp thu
- Củng cố lời nói: ngoài nói với trẻ, bố mẹ cần có những dấu hiệu rõ ràng, dứt khoát như khi bảo con đi ngủ, cần kèm theo các hành động như tắt đèn hoặc dẫn bé lên giường ngủ,…
- Đưa ra những chỉ dẫn cho trẻ: hãy nói với con kèm theo những hướng dẫn cụ thể, thay vì bảo bé dọn nhà, mẹ hãy bảo trẻ dọn đồ chơi, sau khi trẻ làm xong hãy tiếp tục bảo trẻ quét nhà.
- Khuyến khích trẻ: la mắng hay quát nạt sẽ khôn giúp bé lắng nghe hơn mà thay vào đó sẽ hình thành tổn thương và bố mẹ cũng không thấy thoải mái. Thay vào đó hãy động viên sẽ giúp trẻ phản ứng tích cực hơn.
Kỹ năng yêu cầu trợ giúp
Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà con cần sự giúp đỡ của người khác. Một số trẻ còn khá rụt rè khi nhờ giúp đỡ hoặc không biết cách nhờ giúp đỡ như thế nào. Chính vì vậy bố mẹ cần rèn luyện cho con kỹ năng sống tiểu học về yêu cầu trợ giúp.
Hãy cho con biết rằng nhờ giúp đỡ là một việc làm hoàn toàn bình thường, trẻ không phải lo lắng và sợ hãi. Song song đó bố mẹ phải hướng dẫn con tìm đúng đối tượng để nhờ giúp đỡ, ví dụ như khi bị người lạ dẫn dắt cần tìm đến những chú bảo vệ, công an, nhân viên cây xăng, nhân viên bán hàng hoặc những người đang dẫn theo con nhỏ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác nhau con cần có những hành động và lời nói để nhờ giúp đỡ khác nhau. Ví dụ nếu bị người lạ bắt, trẻ nên nhờ giúp đỡ bằng cách kêu to, khóc để gây sự chú ý của những người xung quanh.
Ngoài ra khi trẻ gặp những tình huống không mong muốn, hãy hướng dẫn trẻ tìm đến sự trợ giúp như bố mẹ, thầy cô giáo hoặc bạn bè. Tuy nhiên bố mẹ phải rèn luyện kỹ năng này thật tốt, đồng thời không nên để trẻ quá lạm dụng, gặp phải chuyện gì cũng nhờ người khác mà không tự mình làm.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản nhất, giúp trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau một cách hiệu quả và thuận tiện. Khi bé vào tiểu học cũng bắt đầu có nhiều mối quan hệ, nhiều bạn bè hơn đây là lúc bé cần có kỹ năng sống tiểu học về giao tiếp để hòa nhập với mọi người và bạn bè.
Bố mẹ hãy dạy con cách giao tiếp với những người thân, những người lớn tuổi, dạy trẻ giao tiếp với bạn bè, em nhỏ một cách hợp lý nhất. Ví dụ khi giao tiếp với người lớn, bé cần phải thật lễ phép, đối với bạn bè cần chân thành. Và đặc biệt không được nói những lời không hay làm mọi người xung quanh tổn thương, không vui và thậm chí là có những cảm xúc tiêu cực vì câu nói của con.
Khi có những kỹ năng giao tiếp cơ bản, bố mẹ cần để con làm quen với nhiều người hơn nữa để học hỏi và nâng cao khả năng giao tiếp. Đồng thời dạy con nhiều ngôn ngữ và cách giao tiếp để con có thể biểu đạt và bày tỏ thông tin, cảm xúc một cách thu hút và tự nhiên nhất như giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng ngôn ngữ nói,…
Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Tự bảo vệ bản thân là một kỹ năng quan trọng trước tình hình tệ nạn xã hội đang diễn biến phức tạp hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn lợi dụng trẻ em. Bố mẹ không thể giám sát và theo dõi trẻ mọi lúc mọi nơi, vì vậy hãy rèn luyện những kỹ năng sống tiểu học về tự bảo vệ bản thân cho trẻ trước những người lạ, đồng thời cũng có thể giúp bé không bị bắt nạt.
Bố mẹ có thể bắt đầu dạy con những tình huống thường gặp để con học cách tự bảo vệ bản thân mình như tình huống gặp người lạ cho kẹo, người lạ xin vào nhà,… Hãy dành thời gian tập luyện với con để con quen dần với những kỹ năng và phản ứng tốt nếu gặp phải. Sau đó hãy chỉ cho con những cách chống lại sự bắt nạt một cách hiệu quả. Lưu ý bố mẹ cần phải có sự khéo léo để con phân biệt được thế nào là bị bắt nạt và cách xử lý tinh tế nhất.
Đồng thời sau khi tập luyện nhiều lần con sẽ có thể ghi nhớ và áp dụng tốt, nhưng bố mẹ đừng quên là hãy tạo một số thử thách bất ngờ nữa để xem những phản ứng của con như thế nào.
Xem thêm: Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em THIẾT YẾU NHẤT
Kỹ năng tự vệ trên môi trường internet
Môi trường internet đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ có thêm các thông tin, học tập và giải trí, kết nối với bạn bè,… Nhưng đây cũng là một môi trường có rất nhiều rủi ro như lừa đảo, nghiệm game, xem những chủ đề không phù hợp với lứa tuổi, cập nhật những thông tin không đúng sự thật, thậm chí có thể có những hành vi xâm hại tình dục tại môi trường internet,…
Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu sử dụng quả mức. Vì vậy bố mẹ cần phải giáo dục con kỹ năng sống tiểu học về môi trường mạng.
Bố mẹ hãy rèn luyện kỹ năng tự vệ trên môi trường internet bằng cách hạn chế con sử dụng mạng, điện thoại. Cho con biết được những chiêu thức lừa đảo trên mạng mới nhất hiện nay để con đề phòng và cảnh giác. Đồng thời thường xuyên trò chuyện chia sẻ với con trẻ để hiểu con hơn, biết được con đang làm gì trên môi trường mạng một cách tự nhiên. Và nhắc nhỡ con nếu con đang gặp các vấn đề bất lợi.
Kỹ năng tập trung
Tập trung là một trong những yếu tố quan trọng để làm việc và học tập hiệu quả. Khi bé có kỹ năng tập trung bé sẽ học tập tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn và dễ dàng thành công hơn. Tuy nhiên trong độ tuổi nhỏ bé sẽ thường bị mất tập trung do mải mê với những sự việc thú vị hơn. Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện con và dạy bảo con tập trung hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách cho bé thấy được cần thiết của tập trung, bố mẹ có thể cho con hiểu rằng khi không tập trung bé sẽ làm mọi việc chậm hơn và mất đi những thời gian và cơ hội để vui chơi. Ví dụ nếu con không tập trung học bài sẽ không thể hoàn thành bài đúng thời gian quy định và sẽ không có thời gian để đi chơi,…
Hạn chế bé xem ti vi và chơi các trò chơi điện tử, khuyến khích còn hoàn thành tất cả các công việc đến cuối cùng. Không để bé phải làm nhiều việc cùng một lúc và tránh bị làm phiền.
Kỹ năng thuyết trình
Việc trình bày một sự việc trực tiếp đến tất cả mọi người là một vấn đề khó khăn của nhiều trẻ tiểu học hiện nay. Một trong những lý do là bé cảm giác không tự tin, lo sợ và sợ nói sai,… Vì vậy bố mẹ cần phải giáo dục và rèn luyện cho bé những kỹ năng sống tiểu học về thuyết trình từ những ngày đầu bước vào tiểu học.
Để trẻ bước ra khỏi vùng an toàn và tự tin thuyết trình trước đám đông, bố mẹ cần để con dần thích nghi với những điều mình cần nói bằng cách tập luyện cho trẻ những chủ đề gần gũi mà bé am hiểu nhất. Khen trẻ khi trẻ làm tốt, động viên và khích lệ trẻ tiếp tục mỗi khi trẻ nói sai hay ấp úng.
Khi trẻ dần quen với thuyết trình bằng cách tập luyện thường xuyên với bố mẹ, bố mẹ hãy nâng cao những chủ đề để bé thuyết trình một cách linh hoạt hơn hoặc đặt ra những câu hỏi tình huống trong lúc trẻ thuyết tình để trẻ có thể ứng biến linh hoạt hơn. Sau đó hãy cho trẻ làm quen thuyết tình trước nhiều người hơn, có thể là những người xung quanh, bạn bè và thầy cô trên lớp,…
Kỹ năng hợp tác – làm việc nhóm
Con người không thể làm việc hiệu quả một cách riêng lẻ mà cần phải nhờ đến nhiều người cùng xây dựng công việc tốt đẹp hơn. Tuy nhiên hiện nay việc dạy trẻ hợp tác vui chơi cùng bạn hay làm việc nhóm của nhiều bạn trẻ còn rất kém. Vì vậy bố mẹ nên rèn luyện kỹ năng này cho trẻ càng sớm càng tốt bởi vì càng nhỏ trẻ sẽ càng dễ ghi nhớ và học theo nhanh.

Bố mẹ cần cho con hiểu được tầm quan trọng khi làm việc cùng nhau, cùng hợp tác, từ đó bé có thể tự giác hơn trong những công việc làm việc nhóm. Đồng thời khuyến khích con tham gia những hoạt động của câu lạc bộ, đội nhóm nhiều hơn như tham gia các môn thể thao như đá bóng, kéo co, bóng rổ,…
Kỹ năng quản lý tiền bạc
Quản lý tiền là một kỹ năng cần thiết đối với mọi người, giúp kiểm soát các khoản chi và nguồn vốn phù hợp để đạt được những nhu cầu của mỗi người. Nhiều người hiện nay gặp nhiều khó khăn tiền bạc vì không biết cách quản lý tiền hợp lý. Chính vì vậy đây là một kỹ năng sống tiểu học cần thiết mà bố mẹ nên dạy con từ nhỏ.
Hãy cho con biết giá trị của tiền bạc rằng tiền kiếm ra được rất vất vả để con biết quý trọng tiền và tránh đòi hỏi sử dụng tiền cho các mục đích không chính đáng. Bố mẹ cũng có thể cho con thử sức tự kiếm tiền từ sớm nhưng vẫn cần đảm bảo đạo đức. Khi bỏ công sức con sẽ biết quý trọng tiền và tiêu tiền một cách hợp lý, không phung phí.
Ngoài ra bố mẹ hãy chỉ con cách chia tiền thành nhiều khoản cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như khoản tiền tiêu vặt, khoản tiền tiết kiệm, khoản tiền cho đi, khoản tiền để đầu tư cho tương lai,…
Nhóm kỹ năng sống cảm xúc cho học sinh ở tiểu học
Kỹ năng cảm xúc ảnh hưởng đến tính cách của trẻ rất nhiều. Đồng thời đây cũng là một kỹ năng giúp trẻ được nhiều người yêu mến nếu có một cảm xúc tích cực đối với mọi người. Vì vậy bố mẹ cũng không nên bỏ qua nhóm kỹ năng này nhé.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Yếu tố tình cảm, cảm xúc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng chỉ số EQ cao sẽ giúp con người gia tăng khả năng thành công nhiều hơn. Vì vậy bố mẹ cần dạy con kỹ năng quản lý cảm xúc một cách hiệu quả nhất.
Nhiều trẻ hiện nay vẫn rất khó khăn để bày tỏ suy nghĩ cảm xúc thật sự của mình. Biểu hiện là bé thường xuyên ném đồ đạc khi tức giận, khóc hét lên khi bố mẹ không đáp ứng được nhu cầu của bé,… Chính vì vậy kỹ năng quản lý cảm xúc là một kỹ năng sống tiểu học rất cần thiết cho trẻ.
Bố mẹ hãy rèn luyện trẻ quản lý cảm xúc của mình bằng cách cho trẻ biết được sự khác nhau giữa những cảm xúc yêu thương, tức giận, buồn, vui vẻ,… Từ đó hướng dẫn trẻ những cách bày tỏ, thể hiện cảm xúc phù hợp nhất. Hãy cho bé biết rằng những người xung quanh sẽ có cảm giác như thế nào với cách bày tỏ cảm xúc của bé. Đồng thời động viên bé kiềm chế lại những cảm xúc tiêu cực và cách đúng đắn nhất để bộc lộ cảm xúc.
Kỹ năng kiềm chế
Kỹ năng về kiềm chế là khả năng kiểm soát những cảm xúc, hành vi phù hợp với một vấn đề hoặc tình huống nào đó. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ hiện nay bị rối loạn và không kiểm soát được những cảm xúc của mình, trẻ sẽ phản ứng rất mạnh đối với một vấn đề nào đó và không thể dừng lại được.
Một số trẻ bị căng thẳng lâu dần sẽ bị bộc phát, rất dễ gặp nhiều dụ dỗ và dễ đi sai đường. Vì vậy bố mẹ cần phải dạy con kỹ năng kiềm chế một cách phù hợp. Vì vậy bố mẹ cần dạy con kiềm chế cảm xúc theo từng bước một, trò chuyện nhiều hơn với trẻ, đồng cảm với trẻ, và giúp trẻ biết được những cảm xúc của người khác khi trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình. Đồng thời bố mẹ có thể cùng con đưa ra một số giải pháp để kiềm chế được cảm xúc của trẻ, khen ngợi trẻ khi trẻ có thể kiềm chế tốt cảm xúc, làm gương cho trẻ và luôn kết nối với trẻ.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông – yêu thương
Thể hiện sự cảm thông và tình yêu thương là những điều cần thiết dành cho mỗi người, giúp cuộc sống và mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Tiến sĩ giáo dục Michele Borba “Trong vài chục năm gần đây, trẻ con dần thiếu có khả năng quan tâm và đồng cảm với người khác. Điều đó có thể đến từ xu hướng đề cao cái “tôi” hơn là “chúng tôi” trong đời sống hiện đại” – trích từ quyển sách Unselfie. Đây là lý do mà mỗi bố mẹ cần phải rèn luyện kỹ năng sống tiểu học về thể hiện sự cảm thông và yêu thương cho bé từ sớm.
Đầu tiên, bố mẹ hãy cho con biết tại sao nên thể hiện cảm thông và tình yêu thương đối với mọi người, điều đó quan trọng và ý nghĩa đối với bé và mọi người như thế nào. Sau đó, bố mẹ cần để con vui chơi với nhiều người và hướng dẫn con quan sát hành động và cảm xúc của họ. Từ đó con trẻ sẽ hiểu hơn về mọi người, và đưa ra những cách cư xử phù hợp nhất và biết cảm thông với mọi người.
Đừng quên rằng, bố mẹ cần làm gương để con noi theo, bố mẹ cũng cần thể hiện sự yêu thương và cảm thông để con tự thấy đó là một điều hiển nhiên. Song song đó, hãy luôn khen ngợi con mỗi khi con làm một việc ý nghĩa bằng tình yêu thương.
Kỹ năng tự tin trước đám đông
Nhiều trẻ hiện nay còn rất rụt rè và sợ hãi khi phải đứng trước nhiều người. Trẻ không dám thể hiện bản thân mình, thậm chí là không dám bày tỏ cảm xúc của mình cho mọi người. Nếu mãi như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì vậy bố mẹ cần rèn cho con kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học ngay trước khi bé vào lớp 1.
Bố mẹ cần để trẻ chuẩn bị tâm lý trước khi đến một nơi đông người, điều này là rất quan trọng, giúp bé có thể đỡ bỡ ngỡ và xa lạ đối với môi trường mới. Bố mẹ có thể nói trước với những người khác về sự nhút nhát của bé, để mọi người có thể điều chỉnh hành vi và khích lệ trẻ nhiều hơn.
Ngoài ra hãy để bé chơi với nhiều bạn nhỏ khác để trẻ có thể thích nghi với nơi đông người, vui chơi với các bạn và gạt bỏ sự nhút nhát. Đồng thời tạo cho bé cảm giác tin tưởng và thoải mái nhất khi ở trước đám đông.
Kỹ năng quản lý thời gian
Một trong những kỹ năng sống mà trẻ tiểu học cần thiết dành cho trẻ là kỹ năng quản lý thời gian. Bởi ở độ tuổi này trẻ thường rất ham chơi và chưa thể sắp xếp được các công việc thời gian hợp lý, từ đó những việc thường ngày như vệ sinh cá nhân, ăn uống, học bài, vui chơi, đến trường,… sẽ không thể hoàn thành hiệu quả.
Vì vậy bố mẹ hãy rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho bé càng sớm càng tốt. Bố mẹ hãy diễn giải cho con hiểu tầm quan trọng của thời gian và cho trẻ biết rằng nếu không sắp xếp phù hợp trẻ có thể bỏ lỡ nhiều điều thú vị. Tặng bé một chiếc đồng hồ để bé có thể ngủ dậy đúng giờ, hoàn thành các công việc theo đúng thời gian đã được quy định. Đồng thời hãy giúp bé lập một thời gian biểu cho riêng mình để theo dõi kết quả cố gắng của bé.
Đừng quên khen và đồng viên con mỗi ngày để thời gian của bé được sử dụng phù hợp và trở thành một thói quen tốt cho bé sau này.
Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết các kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học. Hy vọng cung cấp đến quý phụ huynh đầy đủ các kiến thức và cách rèn luyện kỹ năng cho con trẻ. Ngoài ra, hiện nay đã có rất nhiều khóa học dành cho trẻ rèn luyện kỹ năng sống được nhiều bố mẹ quan tâm. Khóa học KidUP tại UPO giáo dục khai phóng kết hợp tư duy tự thức nhằm giúp trẻ có những hành vi, suy nghĩ, cảm xúc đúng đắn và tích cực hơn.
Đến với UPO, trẻ sẽ được kèm cặp bởi những giáo viên trẻ nhiệt huyết và cùng học với những bạn trẻ đồng trang lứa giúp trẻ nhanh tiếp thu hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, quý phụ huynh có thể đăng ký TẠI ĐÂY!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con