Việc bảo vệ cây xanh rất quan trọng trong việc gìn giữ môi trường trong lành, nhiệm vụ của các thế hệ là quản lý, đó cũng chính là bảo vệ tương lai – đây cũng thường là kỹ năng sống ở mầm non bị xem nhẹ. Vậy giáo dục trẻ kỹ năng sống bảo vệ cây xanh như thế nào cho tốt? Bố mẹ hãy cùng UPO tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bé sẽ học được gì từ việc chăm sóc, bảo vệ cây cối
- Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường: Bố mẹ dạy con cách bảo vệ, chăm sóc cây giúp trẻ nhận thức được công sức lao động vất vả để trồng lên một cái cây, trẻ hiểu được vai trò quan trọng của cây xanh trong môi trường sống và tạo cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
- Góp phần xây dựng lối sống, hành vi tích cực: Việc giáo dục trẻ kỹ năng sống bảo vệ cây xanh giúp trẻ rèn luyện những giá trị tốt đẹp, xây dựng lối sống, hành vi tích cực như trách nhiệm, tự tin, sáng tạo, tình yêu thiên nhiên và tình người.

Rèn kỹ năng sống bảo vệ cây xanh cho trẻ như thế nào?
Cho con hiểu vai trò của cây cối
Bố mẹ hãy dành thời gian, tạo điều kiện dẫn con đi quan sát thiên nhiên. Nhân cơ hội dạy cho con hiểu được vai trò của cây cối đối với con người, với môi trường quan trọng như thế nào.
- Mang lại không khí trong lành, mát mẻ: Những năm trở lại đây việc các tòa nhà bê tông mọc lên như nấm đồng nghĩa với việc cây cối, khu rừng bị mất đi. Khí hậu đang ngày càng trở nên nóng hơn những năm về trước. Việc có cây xanh giúp cho môi trường mát mẻ hơn ngay cả khi những tòa nhà bê tông bao quanh chúng ta. Khi môi trường mát mẻ, chúng ta có thể cắt giảm sử dụng điều hòa nhiệt độ, do đó tiết kiệm năng lượng và tiền bạc cho gia đình, nhà nước.
- Cung cấp thực phẩm cho người và động vật khác: Cây ăn quả và các loại rau xanh là những thực phẩm giúp ta có một chế độ ăn uống lành mạnh. Bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết để có hoa quả, rau xanh ăn những người lao động đã vất vả như thế nào và nếu các loại đó cạn kiệt thì chúng ta phải ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn, sẽ khiến cho sức khỏe chúng ta xấu đi.
- Chống xói mòn đất: Bố mẹ có thể dẫn trẻ vào rừng hoặc cho con trẻ xem qua phim ảnh, giải thích cho trẻ hiểu rễ cây không chỉ nuôi sống cây mà còn đóng vai trò tích cực trong việc chống xói mòn đất. Rễ giữ đất lại với nhau bằng cách đan xen rễ lại khi hút nước, nếu không có chúng, lũ lụt sẽ xảy ra vì không còn rễ để hấp thụ nước mưa. Đồi núi sẽ bị xói mòn vì quá nhiều độ ẩm và không có gì để giữ cho đất được nén chặt. Điều này sẽ dẫn đến lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai khác.
- Là nhà của một số loài động vật: Bố mẹ chỉ ra cho con biết rằng cây xanh là nơi trú của rất nhiều loại chim và thú, chúng có thể sử dụng những cành lá cây để làm tổ và sống trong những khu rừng xanh tươi. Nhiều loại côn trùng cũng sống trong cây xanh: bọ cánh cứng, bọ cánh cam, bọ hung và những loài côn trùng khác. Cây xanh bị tàn phá cũng có nghĩa những loài vật trên mất đi ngôi nhà của mình.
- Mỹ quan: Bố mẹ hãy thường xuyên đưa trẻ đến thăm những khu rừng, vườn cây. Chỉ ra cho trẻ thấy rằng cây xanh được trồng và chăm sóc đúng cách sẽ tạo ra không gian xanh tươi, đẹp mắt cho cộng đồng như thế nào.

Xem thêm: Kỹ năng sống bảo vệ nguồn nước – Cùng trẻ bảo vệ tương lai
Sử dụng giấy tiết kiệm
Bố mẹ giáo dục cho con thấy rằng chúng ta có thể bảo vệ môi trường qua điều rất nhỏ là sử dụng tiết kiệm giấy để hạn chế tình trạng cây xanh bị chặt. Con nên tiết kiệm giấy, viết đủ hai mặt giấy, sau đó có thể tái chế. Gia đình mình thay thói quen sử dụng khăn vải thay cho khăn giấy. Sử dụng hộp ăn trưa tái chế cho con thay vì sử dụng hộp nhựa, hộp giấy.

Dạy trẻ chăm sóc, trồng cây và bảo vệ cây xanh
Trồng cây là một hoạt động thú vị đối với con trẻ. Ba mẹ có thể xây một khu vườn nhỏ để cả gia đình cùng trồng cây ăn quả, trồng rau và các loại cây hoa, cây cảnh,… Để trẻ hiểu được bỏ ra công sức trồng cây rất vất vả. Giúp các con rèn luyện kỹ năng chăm sóc và trách nhiệm, cùng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trồng cây trong khu vườn nhỏ nhà mình còn giúp tăng khả năng hấp thụ CO2, giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí xung quanh ngôi nhà – đây cũng là một cách để giáo dục kỹ năng sống dạy trẻ bảo vệ môi trường.

Tham gia các buổi tham quan, dã ngoại, cắm trại trên rừng
Cách tốt nhất để con trẻ kết nối với thiên nhiên và cây cối là để trẻ đến thăm những cánh rừng. Ba mẹ dành thời gian vào cuối tuần để cùng con tham gia các buổi tham quan, dã ngoại, cắm trại trên rừng. Để trẻ tận hưởng, cảm nhận không khí trong lành, nét đẹp thiên nhiên mà cây cối mang lại. Từ đó trẻ có thể thêm yêu và có trách nhiệm bảo vệ cây xanh hơn.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng sống bỏ rác đúng nơi quy định ĐƠN GIẢN ở nhà
Không trèo cây, bẻ cành, dẫm lên cỏ ở khu vực cấm
Việc ba mẹ dạy con không trèo cây, bẻ cành, dẫm lên cỏ ở khu vực cấm là rất cần thiết để bảo vệ môi trường và duy trì sự sống của các sinh vật trong khu vực đó. Nhiều khi trẻ nhỏ chưa nhận thức được hành vi của mình, ba mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng khi trèo cây, bẻ cành hoặc dẫm lên cỏ, con có thể làm tổn hại đến cây cối và thực vật xung quanh, gây ra sự suy giảm sức sống của chúng. Chúng ta cần phải tuân thủ các quy định của khu vực để bảo vệ môi trường xung quanh mình, đấy mới là việc trẻ ngoan nên làm.
Giáo dục con qua phim hoạt hình, phim tài liệu
Giáo dục con qua phim hoạt hình và phim tài liệu bảo vệ cây xanh là một cách rất tốt để dạy trẻ yêu thiên nhiên, truyền tải những thông tin và giá trị về bảo vệ môi trường và cây xanh đến với con. Ba mẹ cho con xem các thước phim hoạt hình, tài liệu nói về những cánh rừng bị cháy, bị tàn phá ảnh hưởng như thế nào tới động vật, môi trường xung quanh từ đó khơi dậy lòng yêu thiên nhiên và khát khao bảo vệ môi trường của trẻ.

Qua bài viết giáo dục trẻ kỹ năng sống bảo vệ cây xanh trên đây, UPO mong muốn giúp cho ba mẹ hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ cây xanh, chăm sóc cây xanh. Và những phương pháp xây dựng kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả.
Ngoài ra ba mẹ cũng cần trang bị thêm tư duy, thái độ sống cho trẻ, điều này sẽ quyết định việc con tiếp thu kỹ năng sống ba mẹ dạy như thế nào. Khóa học DreamUP của UPO sẽ chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bé và bố mẹ!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!