Lòng biết ơn là một giá trị tốt và cần thiết để giáo dục cho con trẻ. Nếu trẻ biết cảm ơn và trân trọng những gì mà người khác đã làm cho mình, điều này sẽ giúp trẻ tự trọng hơn, yêu thương mọi thứ và thái độ sống tích cực hơn. UPO sẽ chia sẻ cho ba mẹ 8 cách đơn giản dạy con kỹ năng sống lòng biết ơn trong bài viết dưới đây.
Kỹ năng sống uống nước nhớ nguồn – cẩm nang sống cho con vào đời
Lòng biết ơn là tình cảm của con trẻ khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, lời khuyên hay hành động tốt từ người khác. Nó là sự cảm kích và tôn trọng đối với những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình. Khi có lòng biết ơn, con trẻ thường muốn bày tỏ sự cảm tạ và trân trọng đối với người đã giúp đỡ mình. Lòng biết ơn giúp cho mối quan hệ giữa hai người trở nên thân thiết hơn và đem lại cảm giác hạnh phúc, hài lòng cho cả hai bên. Lòng biết ơn cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ sở hữu chỉ số thông minh cảm xúc tốt.
Khi trẻ hiểu và có lòng biết ơn trẻ sẽ có tinh thần tốt hơn, sống lạc quan hơn. Con trẻ hiểu và đồng cảm với mọi người, từ đó xây dựng lên nhân cách của trẻ sau này. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Đây là một trong các kỹ năng sống cho bé mà bố mẹ cần giáo dục từ nhỏ.
Hãy biết ơn những người làm chúng ta hạnh phúc vì họ là những người làm vườn đầy duyên dáng khiến tâm hồn chúng ta nở hoa. (Marcel Proust)

Dạy trẻ kỹ năng sống lòng biết ơn như thế nào?
Dạy trẻ lòng biết ơn, trước tiên bố mẹ hãy làm gương
Bố mẹ dạy con kỹ năng sống “uống nước nhớ nguồn” thông qua chính mình làm gương là phương pháp dạy thiết thực nhất cho con. Bố mẹ có thể cho con trẻ thấy rằng mình cũng biết cảm ơn những điều tốt đẹp mà người khác đem lại cho mình. Ví dụ, khi bố mẹ nhận được một món quà, có thể cho trẻ thấy cách bố mẹ cảm ơn người tặng quà như thế nào. Trong gia đình, bố mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn với nhau. Thậm chí khi con giúp mình, bố mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ, điều này sẽ giúp trẻ vui vẻ, cảm thấy được ghi nhận và phát huy tốt hơn.

Bắt đầu bằng câu cảm ơn
“Cảm ơn” là câu nói mà bố mẹ nên dạy trẻ khi còn nhỏ. Cảm ơn chân thành khi mình được người khác giúp đỡ, được tặng đồ gì đó,… Hãy khuyến khích trẻ nói lời cảm ơn với một nụ cười tươi trên môi. Những hành động như vậy sẽ giúp trẻ thêm quý trọng người khác, đối xử với mọi người chân thành, tôn trọng họ. Đây là cách cơ bản và hiệu quả nhất để dạy trẻ hiểu và thực hành kỹ năng sống lòng biết ơn.

Xem thêm: Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi CHÂN THÀNH và LỊCH SỰ
Dạy trẻ cho đi – nhận lại
Để trẻ em hiểu rõ giá trị của lòng biết ơn, bố mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ cho đi những gì mình đã nhận lại. Khi trẻ em thấy được người khác đáp lại bằng sự cảm kích và lòng biết ơn, các con sẽ cảm thấy được hạnh phúc và biết rằng việc giúp đỡ người khác là một điều tốt đẹp.

Giúp đỡ người khác để giáo dục kỹ năng sống lòng biết ơn
Dạy trẻ em lòng biết ơn thông qua việc giúp đỡ người khác là một cách tuyệt vời để bố mẹ truyền đạt giá trị tình yêu thương và sự nhân ái. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tình nguyện như góp quần áo cũ, tặng đồ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người già, tham gia các hoạt động làm sạch môi trường hoặc chỉ đơn giản là dạy trẻ nói lời yêu thương, an ủi người khác. Việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện sẽ giúp con trẻ hiểu được giá trị của việc giúp đỡ người khác và cảm thấy hạnh phúc khi có thể góp sức giúp đỡ mọi người xung quanh.
Khuyến khích con lao động, làm việc nhà
Bố mẹ hãy khuyến khích con làm việc nhà từ những việc nhỏ như rửa chén, quét nhà, gấp quần áo, dọn đồ chơi,… là một cách tuyệt vời để giáo dục trẻ về lòng biết ơn, giá trị của lao động và sự đóng góp vào gia đình. Để con cùng tham gia các việc lao động chân tay cùng gia đình, các con sẽ hiểu được không có gì là hiển nhiên mà có. Trẻ sẽ thêm biết ơn cuộc sống, biết ơn những gì bố mẹ đã làm cho mình cũng như rèn trẻ tự lập.

Không nuông chiều con quá đáng
Không nuông chiều con quá đáng là một cách hiệu quả để bố mẹ giáo dục trẻ về giá trị của sự độc lập, tự lập và tôn trọng người khác. Có nhiều tình huống con trẻ khóc lóc, ăn vạ đòi bố mẹ mua đồ chơi khi đến siêu thị, trung tâm mua sắm. Và các ông bố bà mẹ thì lại có xu hướng đáp ứng mọi mong muốn của con mình. Hoặc có thể mua bất cứ thứ gì để trẻ thôi giận dữ, khóc lóc. Hành động này của ba mẹ đang làm ảnh hưởng đến lòng biết ơn trong con. Bố mẹ cần dạy trẻ tính kiên nhẫn, chờ đợi; nhận món quà với lòng khao khát, biết ơn, trân trọng khi có được món đồ đó.
Xem thêm: Kỹ năng sống về giá trị yêu thương – Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
Dạy trẻ lòng biết ơn qua truyện kể, phim ảnh
Dạy con lòng biết ơn là một quá trình dài và cần sự đầu tư thời gian, tâm huyết của bố mẹ. Một trong những cách hiệu quả để dạy con về lòng biết ơn là thông qua truyện kể và phim ảnh. Bố mẹ có thể truyền tải lòng biết ơn cho trẻ qua các bộ phim hoạt hình của Disney, chương trình Quà Tặng Cuộc Sống trên VTV hay loạt phim của Ghibli.

Dạy con những câu chuyện về nguồn cội
Dạy con kỹ năng sống uống nước nhớ nguồn qua nguồn gốc và lịch sử của gia đình, dân tộc sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân mình và cũng như nâng cao ý thức về lòng biết ơn. Bố mẹ có thể truyền tải cho con qua những câu chuyện về dòng họ trong gia đình, về những anh hùng lịch sử, về đất nước. Hãy kể cho con về những anh hùng, những chiến thắng lịch sử của dân tộc, những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục của dân tộc ta. Bố mẹ có thể dùng các tài liệu, hình ảnh để giúp trẻ hiểu rõ hơn về dân tộc mình.
Qua bài viết về kỹ năng sống lòng biết ơn trên đây UPO mong giúp cho phần nào bố mẹ hiểu về tầm quan trọng việc dạy trẻ lòng biết ơn từ nhỏ. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến nhân cách sống, thái độ của con trong tương lai.
Ngoài ra bố mẹ cũng nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, tư duy, thái độ sống để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của việc bố mẹ dạy lòng biết ơn cho mình. Bố mẹ có thể tham khảo lớp KidUP của trường đào tạo kỹ năng UPO với lối giáo dục khai phóng, đào tạo cho trẻ về tư duy tự thức, thái độ sống giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, hiểu sâu sắc hơn, biết ơn những thứ xung quanh hơn.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!