Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi – tuổi không lúc nào chịu ngồi yên

Nên dạy bé cách cư xử lễ phép từ khi còn nhỏ

Mục lục

Ngoài việc chú trọng vào phát triển thể chất, trí tuệ thì kỹ năng cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm đối với trẻ 3 tuổi. Kỹ năng sống sẽ giúp các bé tự tin hơn, dễ dàng hòa nhập và xử lý được các tình huống bất ngờ trong cuộc sống. Vậy bố mẹ nên dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi như thế nào?

Trẻ 3 tuổi tiếp thu việc dạy kỹ năng sống như thế nào?

Khi lên 3 tuổi, não bộ của bé phát triển một cách mạnh mẽ nhất, là cột mốc quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Tư duy cho trẻ 3 tuổi giai đoạn này có một sự thay đổi cực mạnh, không còn là một đứa trẻ lóng ngóng tập đi hay bập bẹ gọi ba, gọi mẹ nữa. Cha mẹ cũng có thể bắt đầu rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi từ đây!

Bé 3 tuổi không chịu ngồi yên một chỗ nữa mà sẽ chạy nhảy, chơi đùa nhiều hơn bởi vì bé không còn bị giới hạn khả năng vận động như trước nữa. Lúc này bé có thể di chuyển vững vàng, chơi đá bóng, kéo co, chạy nhảy, trèo cây hoặc bước lên xuống cầu thang. Đôi khi một số bé quá nghịch ngợm cũng làm ba mẹ khá đau đầu khi trông nom chúng.

Các bé 3 tuổi rất hiếu động
Các bé 3 tuổi rất hiếu động

Khả năng về ngôn ngữ của bé đã ổn định hơn, đặc biệt, thời gian này bé luôn có sự tò mò về thế giới xung quanh nên sẽ đặt vô vàn câu hỏi vì sao cho ba mẹ. Ví dụ như vì sao lá cây có màu xanh? Vì sao chim lại biết bay? Vì sao gặp người lớn phải chào hỏi? Vì sao người lớn phải đi làm? Phát âm của bé trong thời điểm này cũng sẽ đỡ ngọng nghịu và rõ ràng hơn. Bé có khả năng kể chuyện và mô tả những cảnh vật bé nhìn thấy. 

Theo số liệu thống kê trung bình bé 3 tuổi có thể nói được khoảng 250 – 300 từ. Ngoài ra bé cũng có thể cảm nhận được âm nhạc, ghi nhớ và hát theo một số bài đơn giản. Ba mẹ nên cho bé nghe các bài hát phù hợp với độ tuổi của bé như Một con vịt, Cả nhà thương nhau, Bé đi mẫu giáo, Ba ngọn nến lung linh,…

Ở độ tuổi này bé có thể nhận thức về giới tính, biết được có sự khác nhau giữa nam và nữ. Hệ tư duy và não bộ của bé được phát triển mạnh mẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận kiến thức và nhớ lâu hơn. 

Chính vì những sự thay đổi lớn như vậy nên bé cần được giáo dục một cách kỹ càng, tiếp thu những lối sống và suy nghĩ đúng đắn để trở thành một đứa trẻ ngoan, một công dân tốt trong tương lai! Vậy dạy trẻ 3 tuổi những gì?

Xem thêm: Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em và 4 yếu tố ảnh hưởng

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi – Nhóm nhận thức

Bên cạnh sự phát triển kỹ năng về thể chất và não bộ, rèn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi về sự nhận thức cũng cần được chú trọng.

Dạy trẻ 3 tuổi thông minh với kỹ năng tư duy sáng tạo

Khả năng suy nghĩ, đánh giá để khám phá ra các phương pháp mới mà không bị gò bó bởi những ý kiến xung quanh hay những thứ có sẵn chính là tư duy sáng tạo. 

Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi là cột mốc phát triển tư duy sáng tạo của bé mà ba mẹ không nên bỏ lỡ. Bé sẽ cực kỳ để ý đến những người thân, những sự vật và sự việc xảy ra xung quanh. Não bộ cho phép bé làm quen và ghi nhớ những điều mới lạ và có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo. Nếu có thể được tìm hiểu và thực hiện các hoạt động hàng ngày, bé sẽ tự mình trải nghiệm về cuộc sống, tích luỹ kinh nghiệm và tự tin vào bản thân hơn.

Trò chơi là một cách thú vị và hiệu quả để rèn cho trẻ tính kiên trì
3 tuổi là cột mốc phát triển tư duy sáng tạo tốt cho bé

Trong giai đoạn này ba mẹ nên cho bé chơi các trò chơi về màu sắc khác nhau, các bộ đồ chơi nhập vai – đóng kịch (bác sĩ, giáo viên), lắp ghép mô hình lego nhiều hình dáng, tranh tô màu hoặc đọc truyện tranh. Những trò chơi này vừa giúp bé giải trí vừa có tác dụng giáo dục tư duy nhận biết và sáng tạo.

Hình thành tư duy phản biện

Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy tổng hợp giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ, sắp xếp ý kiến theo logic và giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Tư duy phản biện góp phần quan trọng đến việc phát triển các kỹ năng khác.

Dạy trẻ tư duy phản biện chính là việc giúp bé hình thành những suy nghĩ, ý kiến riêng mà không bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh.

Ba mẹ có thể giáo dục tư duy phản biện cho bé thông qua những phương pháp như khuyến khích bé đặt câu hỏi, hướng dẫn bé cách giải quyết các vấn đề thường gặp, tập cho bé đưa ra sự lựa chọn và có trách nhiệm với quyết định của mình, dạy bé cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất

Nhóm kỹ năng sống xã hội – dạy trẻ 3 tuổi những gì?

Khác với nhóm tư duy nhận thức, nhóm kỹ năng sống xã hội là những hoạt động tích cực, giúp bé có thể ứng xử, đối phó với các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống xã hội còn giúp bé làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và cách ứng xử với những người xung quanh một cách lịch sự. Dưới đây là những kỹ năng sống cho bé điển hình:

Cư xử lịch sự

Phép lịch sự là những lời nói, hành động đối với người xung quanh một cách nhã nhặn và nhẹ nhàng. Rèn nề nếp cho trẻ 3 tuổi cư xử lịch sự là điều cực kỳ quan trọng bởi đây là độ tuổi bé tiếp thu nhanh nhất, nếu được dạy dỗ một cách đúng đắn sẽ tạo thành thói quen tốt, khiến bé được người xung quanh yêu quý.

Đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những cách cư xử khác nhau:

  • Dạy trẻ giao tiếp với bạn bè: Ba mẹ hãy giải thích cho bé hiểu được tầm quan trọng cả việc cư xử lịch sự với bạn bè. Điều này sẽ  giúp cuộc trò chuyện vui vẻ hơn, các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp và giữ gìn được nhiều mối quan hệ tốt. Đối với bạn bè, hãy nói chuyện một cách thoải mái, không dùng từ ngữ có tính châm biếm, không nên ăn nói trống không hoặc chửi bới lớn tiếng. 
  • Giao tiếp với người lớn: Đặc biệt thông qua cách cư xử với người lớn sẽ nhận ra bé có lễ phép hay không: khi nói chuyện nên nhìn thẳng vào người đối diện, khoanh tay khi chào hỏi người lớn, không gọi thẳng tên mà kèm theo địa vị của người đó (ví dụ như cô Liên, chú 6, ông Ngạn,…), khi gặp hoặc khi đi về phải chào hỏi và tạm biệt người lớn.
Nên dạy bé cách cư xử lễ phép từ khi còn nhỏ
Nên dạy bé cách cư xử lễ phép từ khi còn nhỏ

Nhiều ba mẹ thường nghĩ con còn nhỏ nên không cần quá quan trọng việc dạy bé nhiều phép tắc. Tuy nhiên, dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi từ sớm sẽ dễ dàng hơn để khiến bé hình thành lối sống tốt. Ba mẹ hãy là tấm gương cho bé noi theo, dùng “Cảm ơn” và “Xin lỗi” đúng lúc đúng chỗ và giải thích cho bé hiểu khi được người khác giúp đỡ hãy nói “ Cảm ơn”, nếu làm điều gì có lỗi với ai đó phải biết nói “Xin lỗi”.

Yêu thương người cũng chính là một kỹ năng cần được trau dồi và học hỏi. Ngoài ba mẹ và người thân, những người xung quanh cũng đều xứng đáng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ. Bé có thể thể hiện qua những hành động phù hợp với lứa tuổi như giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà, cho bạn bè mượn đồ dùng học tập, an ủi khi bạn có chuyện buồn, giúp đỡ người già khi họ bị ngã hoặc muốn sang đường,…

Xem thêm: Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự – 90% bố mẹ bỏ qua các điều sau

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự phục vụ đơn giản

3 tuổi là giai đoạn bé phát triển tư duy và dần học cách tự lập. Ở đây muốn nói đến cách rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi, cách bé chăm sóc và phục vụ nhu cầu cá nhân riêng của mình. Những việc làm này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng đối với bé 3 tuổi thì hoàn toàn là những điều mới mẻ. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi mà còn giúp bé thích nghi với sinh hoạt tại các lớp giữ trẻ, các trường mầm non.

  • Tắm và lau người: Bé sẽ học cách tự rửa mặt và toàn thân sạch sẽ dưới sự quan sát và giúp đỡ của người lớn. Thời điểm này bé chưa thể hoàn toàn nhận thức được mọi việc, có khả năng xảy ra nhiều sơ suất trong phòng tắm ví dụ như nước quá nóng, trơn trượt dễ té ngã hoặc tắm không sạch vết bẩn cũng như sữa tắm.
  • Tự chải tóc: Các bé trai có mái tóc ngắn đơn giản nên sẽ dễ dàng học chải tóc hơn, đối với các bé gái thì việc học cột tóc một cách gọn gàng hoặc thắt tóc theo nhiều kiểu sẽ phức tạp hơn một chút.
  • Mặc, cởi quần áo: Đây là việc bé nên tự học làm sớm hơn. Kỹ năng này bé có thể nhớ và tự làm sau vài lần thực hành, để bé tự giác sẽ đỡ tốn thời gian hơn cho ba mẹ.
  • Tự đi giày dép: Tương tự như với kỹ năng mặc quần áo, bé học tự đi dép để có thể tự lập hơn, hoặc khi đi học về, khi bị rơi giày dép bé có thể tự mang lại được.
  • Tự cất gọn đồ đạc: Chắc chắn hình ảnh đồ chơi, quần áo, thức ăn của bé vương bừa bãi trên sàn rất ám ảnh các bà mẹ. Đa phần vì ba mẹ chưa dạy cho bé cách cất gọn đồ đạc một cách nghiêm túc. Hãy tập cho bé thói quen gọn gàng, tự lấy đồ chơi phải tự cất vào gọn gàng ngay sau đó.  Nếu bé không làm hãy nhắc nhớ và tuyệt đối không nhân nhượng để bé tạo thành thói quen xấu, dần dần hình thành tính lười biếng và bừa bộn.

Rèn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi rửa tay trước khi ăn

Bé 3 tuổi rất nghịch ngợm và lanh động, sau một ngày dài học tập và chơi đùa chắc chắn tay sẽ bẩn và có nhiều vi khuẩn. Ba mẹ nên nhắc con rửa tay trước mỗi bữa ăn. Tốt hơn hết hãy hãy rửa thật sạch với phòng, rửa kĩ ngay cả ở kẽ tay và đầu ngón tay. 

Không chỉ rửa tay trước khi ăn, trẻ cần được dạy rửa tay những lúc cần thiết
Tập cho bé rửa tay trước khi ăn là một kỹ năng tốt

Thói quen này sẽ giúp bé hình thành được thói quen tốt để tránh vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ và còn giúp bé trở nên kỷ luật hơn. Ba mẹ không nên chỉ nhắc bé mà hãy cùng con rửa tay đều đặn để bé noi theo.

Dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng sống tự ăn

Việc giúp bé tự ăn sẽ hình thành thói quen tốt và đỡ mất thời gian cũng như tinh thần của ba mẹ. Từ 12 tháng tuổi, bé đã có thể dùng thìa ăn nhưng vẫn còn lóng ngóng. Bé cố gắng tập nhiều sẽ có thể để bé tự ăn một cách thành thạo khi bé lên 2 tuổi. 

Bước đầu tiên khi dạy bé ăn, ba mẹ có thể dùng chén, muỗng bằng nhựa để chơi trò chơi và bắt bước các hành động khi ăn. Sau đó hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình, bỏ vào bát bé vài miếng thức ăn để bé tự mình ăn. Để nâng cao hiệu quả trong bữa ăn, hãy chuẩn bị cho bé những chén không quá trơn, thìa vừa với tay cầm của bé. Hoặc ba mẹ có thể chọn những bộ chén ăn cơm có nhiều màu sắc và hình dáng thú vị để tạo hứng thú cho bé khi ăn.

Xem thêm: Rèn bé ăn rau – Trận chiến “khốc liệt” của mọi gia đình!

Làm những việc nhà đơn giản

Khoa học đã chứng minh rằng giao việc nhà từ sớm giúp bé vui vẻ và gắn kết gia đình tốt hơn, thời gian hợp lý nhất để tập cho bé làm những việc nhà đơn giản là khi bé mới chập chững biết đi.

Các bé ở độ tuổi 3 tuổi chưa thể có khả năng làm việc nhà tốt, các bé cũng không có quá nhiều kiên trì với những dạng công việc này. Tuy nhiên, đây sẽ là bước đệm để rèn trẻ tự lập, giúp bé trở nên tự tin và vững vàng hơn trong cuộc sống. Qua đó bé cũng sẽ học được tinh thần chịu trách nhiệm, làm việc nhóm và giữ gìn kỷ luật trong công việc. 

Bố mẹ hoàn toàn bắt đầu có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi qua một số việc nhà đơn giản
Bố mẹ hoàn toàn bắt đầu có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi qua một số việc nhà đơn giản

Khi mới bắt đầu hãy giao cho bé những công việc đơn giản có khối lượng ít như thu dọn bàn ăn, lau bàn, rửa bát, gấp quần áo, tưới cây. Khi bé lớn hơn một chút có thể dạy cho bé làm những việc lớn hơn.

Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi với kỹ năng đưa ra yêu cầu

Kỹ năng đưa ra yêu cầu là hành động nói lên mong muốn cả bản thân và muốn nhờ người khác hỗ trợ. Đối với những bé 3 tuổi, khả năng giao tiếp và sự mạnh dạn đưa ra ý kiến chưa tốt nên đôi khi bé sẽ không thực sự đạt được thứ mình muốn. Ba mẹ hãy là người cho con sự tự tin, dạy con cách nói lên mong muốn của mình, cách nhờ sự giúp đỡ của người khác sao cho lịch sự. 

Ví dụ bé muốn nhờ người lớn lấy giúp cốc nước ở trên cao, muốn mẹ kể chuyện cho nghe trước khi ngủ hay muốn nhờ anh giảng bài tập giúp,…Ba mẹ hãy dặn bé học cách sử dụng các từ ngữ hoặc hành động để diễn tả mong muốn của mình, không nên dùng cách khóc lóc hoặc đập phá. Tuỳ vào khả năng của mình mà bé có thể dùng các câu ngắn gọn như “nước” hoặc nói đầy đủ “con muốn uống nước”.

Với các bé còn nhỏ, chưa biết nhiều từ ngữ hoặc chưa có khả năng giao tiếp rõ ràng, ba mẹ có thể dùng biện pháp gợi ý. Hãy cầm các vật mà bé muốn lấy ra trước mặt bé cho tới khi bé nói ra được tên đồ vật (kẹo, bóng, xe, kem,…). Nếu bé nói đúng hãy dành những lời khen ngợi và động viên cho bé. Ba mẹ chỉ nên đưa đồ vật mà bé muốn sau khi bé gọi đúng tên đồ vật hoặc tự mở lời để bé có thể học được kỹ năng đưa ra yêu cầu – đây là cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh được rất nhiều bố mẹ hiện đại áp dụng. Kỹ năng này sẽ giúp bé ngày càng tự tin hơn và dám nói lên ý kiến, tránh để bản thân bị thiệt thòi.

Xem thêm: 20+ cách giúp trẻ tự tin và vững vàng hơn trong cuộc sống

Rèn nề nếp cho trẻ 3 tuổi tự đi vệ sinh

Trẻ tự đi vệ sinh có thể được xem như là một thành tựu lớn của bé. Tuỳ vào điều kiện tinh thần và thể chất của bé sẽ rơi vào thời điểm khác nhau. Thông thường một số trẻ đã biết ngồi bô vào độ tuổi 18 tháng, trong khi một số còn lại thì phải sau 3 tuổi. Việc rèn bé đi vệ sinh có thể kéo dài tới vài tháng nên ba mẹ hãy kiên nhẫn một chút.

Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ không ngồi quá lâu trên bô mà không đi vệ sinh được
Học cách đi vệ sinh là một kỹ năng rất quan trọng đối với bé

Đầu tiên ba mẹ hãy chọn cho bé một chiếc bô cho trẻ em hoặc loại ghế có vòm giống bồn cầu thông thường. Hãy đặt trẻ ngồi trên bô với quần áo đầy đủ vào các khoảng thời gian bé có khả năng muốn đi vệ sinh như sau khi ngủ dậy, trước khi đi tắm và một số thời gian riêng biệt khác. 

Khi bé đã quen với việc ngồi trên bô, hãy cho bé biết việc kéo quần xuống trước khi đi vệ sinh là cần thiết. Nếu là bé trai, bé có thể quan sát bố hoặc anh trai để học cách đi vệ sinh, nếu bé là con gái thì có thể học từ mẹ và chị gái. Bởi vì trẻ em học bằng cách quan sát và bắt chước rất nhanh nên hãy từ từ chỉ cho bé làm quen với kỹ năng này.

Một số kỹ năng an toàn

Ngoài những kỹ năng trên, ba mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi một số lưu ý an toàn sau:

  • Ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà: Là điều không ai mong muốn nhưng trong một số trường hợp bé có thể đi lạc bởi vì 3 tuổi là độ tuổi rất hiếu động. Do vậy việc tập cho bé ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ và địa chỉ nhà rất cần thiết cho bé khi bị lạc. Ba mẹ còn có thể viết thông tin lên vòng cổ hoặc ghi vào một mảnh giấy bỏ trong quần áo của con. 
  • An toàn khi chơi đùa: Bé đang ở độ tuổi còn nhỏ nên chưa thể chủ động giữ an toàn khi chơi đùa. Ba mẹ nên quan sát mỗi khi trẻ chơi đùa, nhắc nhở bé không được quá khích hoặc chơi những trò chơi nguy hiểm. Hãy kể cho bé nghe về các hậu quả có thể xảy ra khi vui chơi để bé đề phòng.
  • Nhận biết một số vật, tình huống nguy hiểm: Trên các sân chơi cho bé không phải lúc nào cũng an toàn, thậm chí các món đồ chơi tưởng chừng như vô hại cũng có thể đem đến sự nguy hiểm. Khối rubik sặc sỡ có thể làm bé bị thương nếu vô tình bị ném vào người hay bé có thể bị ngã khi chơi bập bênh, thú nhún nếu không bám chắc,… Ngoài ra ba mẹ cũng nên dạy cho bé cách nhận biết một số vật nguy hiểm nên tránh xa và không dùng để chơi như dao, kéo, kim, quẹt diêm, nến,…
Ba mẹ dạy bé kỹ năng tránh xa những vật sắc nhọn, nguy hiểm
Ba mẹ dạy bé kỹ năng tránh xa những vật sắc nhọn, nguy hiểm

Xem thêm: Kỹ năng sống bảo vệ bản thân – Dạy con mạnh mẽ trước xã hội

Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, yêu thương động vật

Việc nâng cao ý thức giữ gìn môi trường và dạy trẻ yêu thiên nhiên nên được giảng dạy cho bé khi còn nhỏ. Những điều này sẽ giúp bé xây dựng thái độ sống tích cực và hành vi đúng đắn, có trách nhiệm hơn với môi trường sống của mình. Hãy dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng sống bảo vệ môi trường từ những điều nhỏ nhất như thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon hay tiết kiệm giấy.

Các bé thường rất yêu động vật, giúp bé hình thành sự quan tâm, yêu thương
Các bé thường rất yêu động vật, giúp bé hình thành sự quan tâm, yêu thương

Các bé cũng thường rất thích chơi đùa với động vật, ba mẹ hãy cho bé nuôi chó hay mèo làm thú cưng. Việc chăm sóc và nuôi nấng thú cưng sẽ tác động rất lớn đến với sự phát triển của trẻ:

  • Hỗ trợ việc học tập: Nuôi thú cưng có tác dụng giúp bé cải thiện kỹ năng đọc tốt hơn. Theo một nghiên cứu, bé cảm thấy tự tin và ít căng thẳng hơn khi được yêu cầu đọc trước một chú chó, thông qua đó bé có thể luyện tập để nâng cao kỹ năng của mình.
  • Mang tới sự thoải mái: Thù cưng không đơn giản chỉ là một loài động vật, chúng còn là người bạn, tri kỷ luôn ở bên cạnh và sẵn sàng lắng nghe các bé.
  • Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương người khác: Các bé còn nhỏ chưa có kỹ năng để chăm sóc người khác, tuy nhiên bé sẽ có cơ hội được cảm nhận và chăm sóc cho các thú cưng của mình trước. Từ đó bé sẽ có kỹ năng quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh.
  • Giúp trẻ khỏe mạnh: Sự thật cho thấy rằng các bé được tiếp xúc với vật nuôi từ nhỏ có nguy cơ bị bị ứng, hen suyễn thấp hơn so với các bé không nuôi thú cưng. Đặc biệt, loài chó khi được huấn luyện còn rất trung thành và có khả năng bảo vệ chủ khỏi nguy hiểm.
  • Giúp bé và các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn: Các loài động vật thường được nhiều thành viên trong gia đình yêu quý, cùng chăm sóc thú cưng hoặc có điểm chung sẽ khiến mọi người thân thiết với nhau hơn.

Rèn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi – nhóm cảm xúc

Vào giai đoạn này, bé đã có thể tự lập về suy nghĩ và thể hiện cảm xúc riêng của mình. Có 2 kỹ năng về nhóm cảm xúc bé cần tìm hiểu như dưới đây.

Bắt đầu học cách quản lý cảm xúc

Dạy trẻ quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thân, hiểu về sức ảnh hưởng của mình đối với người xung quanh và tránh thể hiện cảm xúc quá đáng với họ. Bên cạnh đó quản lý cảm xúc còn thể hiện khi bé biết bộc lộ, điều chỉnh cảm xúc hợp lý. Ba mẹ có thể rèn kỹ năng này cho bé thông qua một số biện pháp như sau:

  • Sử dụng từ ngữ lịch sự: Khi tức giận hoặc không vừa ý, bé có thể la hét và nói những từ ngữ không được hay, hãy cho bé học cách làm quen với các từ ngữ hoa mỹ, có tính động viên và góp ý với người khác. Biết kiềm chế lời nói khiếm nhã của mình sẽ tránh gây sứt mẻ tình cảm và vẫn giữ được ấn tượng tốt.
  • Viết ra cảm xúc hiện tại: Đây cũng là một cách rất hay để kiềm chế cảm xúc. Khi gặp phải những điều bức bối, khi bị mắng hay không vui, hãy cho bé viết hoặc vẽ lên tờ giấy. Điều này có thể giúp bé kiểm soát cơn giận, điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình lại bình thường.
  • Giải tỏa cảm xúc bằng những hành động lành mạnh: Phụ huynh hãy cho bé tập thể dục nhiều hơn, được ăn món mình thích và theo đuổi điều mình muốn làm để tâm trạng được thoải mái, ít gây nên suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Khi tâm trạng bé không tốt, có thể đưa bé đi dã ngoại, khu vui chơi để giải tỏa.

Xem thêm: Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách đối diện với hiệu ứng tiêu cực

Kỹ năng thể hiện tình cảm

Có nhiều bé thường rất ít khi thể hiện tình cảm với người xung quanh ra bên ngoài. Bé rất yêu bố mẹ nhưng không nói ra những lời yêu thương hoặc ngại dành những cái ôm cho họ. Ba mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi cách thể hiện tình cảm bắt đầu với việc giải thích cho con hiểu giá trị và sự quan trọng của việc thể hiện tình cảm nhằm tránh khỏi những hiểu lầm, gắn kết các mối quan hệ và giúp người khác hạnh phúc hơn. Ba mẹ cũng có thể làm gương, dành cho bé những cái ôm, những hành động và lời nói ấm áp đối với bé.

Ba mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện với trẻ, lắng nghe những suy nghĩ và quan sát của con
Thể hiện tình cảm giúp ba mẹ và bé hiểu nhau hơn

Việc thể hiện tình cảm cũng không hề quá khó, đôi khi chỉ cần những lời nói, hành động nhỏ cũng đủ thể hiện sự quan tâm giữa ba mẹ và con cái. Mỗi khi được mẹ chuẩn bị bữa sáng, bé hãy nói lời cảm ơn, hay lấy cho ba mẹ ly nước, hỏi thăm ba mẹ có mệt không. Ngoài lời nói, bé còn có thể hành động bằng những việc làm giúp đỡ ba mẹ như quét nhà, rửa trái cây, phụ mẹ nấu ăn hay đơn giản là cố gắng học tập để đạt được thành tích tốt. Vào những ngày lễ, sinh nhật, bé có thể tặng hoa hoặc những món quà, những lời chúc yêu thương nhất cho ba mẹ mình.

Một số phương pháp và lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi hiệu quả

Việc dạy các nhóm kỹ năng sống cho bé 3 tuổi rất quan trọng, tuy nhiên có những phương pháp và điều cần lưu ý để việc học được hiệu quả nhất.

Hãy kiên trì

Không quan trọng dạy trẻ 3 tuổi những gì, nhưng bố mẹ phải luôn thật kiên trì! Dạy những điều mới mẻ cho bé 3 tuổi là một thử thách khá khó khăn, ở độ tuổi này bé chưa thể nhận thức hoàn toàn được những việc bé cần làm. Hơn thế nữa, để tạo thành một thói quen cần khá nhiều thời gian và tuỳ vào điều kiện tiếp thu của từng bé.

Vậy nên bố mẹ hãy bình tĩnh dõi theo từng bước chân nhỏ của con lơn khôn nhé!

Xem thêm: Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con

Đưa ra các mệnh lệnh đơn giản, từng bước một

Những quy trình, cách làm việc nào đó đã là thói quen đối với người lớn, nhưng đối với trẻ, từng bước trong quy trình ấy lại là cả một bầu trời mới mẻ. Thay vì yêu cầu chúng thực hiện một mục tiêu, hãy chia nhỏ mọi thứ từng bước một và dạy con những gì bạn muốn chúng hiểu.

Ba mẹ hãy đưa ra các công việc để yêu cầu bé làm
Ba mẹ hãy đưa ra các công việc để yêu cầu bé làm

Hãy quan sát để đưa ra các mệnh lệnh đơn giản, hoàn thành xong hãy đưa ra yêu cầu tiếp theo, tránh bắt bé làm quá nhiều việc sẽ gây ra áp lực và khiến bé cảm thấy quá khó khăn và dễ dàng bỏ cuộc.

Rèn nề nếp cho trẻ 3 tuổi qua các hoạt động thường ngày cùng bố mẹ

Con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, bé sẽ luôn có xu hướng quan sát và bắt chước những gì người lớn làm, chúng liên tục bắt chước, thử và sai, sau đó làm lại tới khi thành công. Do đó, việc rèn nề nếp cho trẻ mầm non cần sự nhất quán và làm 

Ba mẹ là tấm gương để các bé học theo
Ba mẹ là tấm gương để các bé học theo

Tuỳ vào độ tuổi của từng bé mà ba mẹ sẽ cho bé hỗ trợ ở những công việc phù hợp. Ba mẹ có thể cùng con chơi trò chơi, dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, cùng rửa tay hoặc cùng giải bài tập. 

Ngoài ra trong những công việc thường ngày của mình, ba mẹ cũng có thể cho con cùng tham nấu ăn, rửa bát, lau bàn,… Trong lúc vừa làm việc, bé còn có cơ hội học về các loại rau, củ, quả khác nhau, cách phân biệt màu sắc và hình dạng của đồ vật. Sau khi ăn xong, bé cùng phụ dọn dẹp chén bát, lau dọn và rửa tay sạch sẽ, vừa học được tính gọn gàng vừa thực hành kỹ năng tự vệ sinh bản thân.

Các trò chơi sẽ là lựa chọn không thể nào hấp dẫn hơn khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi

Ở giai đoạn 3 tuổi, bé sẽ luôn bị hấp dẫn bởi trò chơi. Chúng ta thường thấy ví dụ khi ba mẹ muốn con làm gì đó sẽ đưa ra điều kiện là được chơi trò chơi hoặc được dắt đi chơi. Hãy tận dụng những trò chơi để giảng dạy các kỹ năng hoặc lấy đó làm phần cho bé cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Những trò chơi rèn luyện kỹ năng thường được ba mẹ cho bé chơi phải kể đến như trò chơi ghép hình, chơi đoán số, tô tượng, vẽ tranh,…Mỗi bé có một sở thích riêng, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều trò chơi để phù hợp với nhu cầu của con.

Kích thích tư duy, nhận thức của trẻ qua những bộ phim hoạt hình

Những bộ phim hoạt hình có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ em. Bé bị thu hút bởi những hình ảnh và màu sắc dễ thương thú vị. Có nhiều loại phim hoạt hình còn truyền tải được các thông điệp tốt, giúp nâng cao tư duy, nhận thức và cho bé hiểu những bài học được rút ra từ đó. Ba mẹ nên lựa chọn những bộ phim có khả năng giáo dục cho bé xem.

Ba mẹ có thể tham khảo cho bé xem những bộ phim hoạt hình như Doremon – nói về tình bạn đẹp của các nhân vật và sự nỗ lực đáng khâm phục của Nobita, Vua sư tử – bộ phim về tình cảm gia đình, lòng dũng cảm, dám đối diện với khó khăn.

Phim hoạt hình giúp kích thích tư duy và nhận thức cho bé 3 tuổi
Phim hoạt hình giúp kích thích tư duy và nhận thức cho bé 3 tuổi

Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý không cho bé xem tivi hoặc điện thoại quá nhiều, điều này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến trẻ. Xem tivi quá nhiều làm ảnh hưởng đến cấu trúc não, khiến khả năng hiểu biết của trẻ kém hơn, nhất là khi bé đang ở độ tuổi cần tạo điều kiện cho não bộ phát triển mạnh. Khi bé tập trung quá nhiều vào xem các chương trình dẫn đến không có thời gian cho việc học tập và vận động, làm kết quả học tập và tình trạng sức khoẻ của bé không được tốt

Tham gia các hoạt động với các bạn đồng trang lứa luôn là cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh!

Ngoài việc học kỹ năng từ ba mẹ, bé còn có thể tham gia cùng với các bạn đồng trang lứa. Điều này vừa giúp bé có thêm các mối quan hệ mới, vừa có người đồng hành, cùng hỗ trợ và tạo động lực để học hỏi nhiều kiến thức mới.

Dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng sống cùng bạn bè sẽ giúp bé năng động và vui vẻ hơn
Dạy trẻ 3 tuổi kỹ năng sống cùng bạn bè sẽ giúp bé năng động và vui vẻ hơn

Trong quá trình tham gia hoạt động với các bạn bè, bé có cơ hội học và thực hành nhiều kỹ năng mềm. Đầu tiên phải kể đến kỹ năng giao tiếp với bạn bè và thầy cô, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, cách làm việc nhóm hiệu quả,… Bé sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên và sự đồng hành của các bạn để học hỏi được tốt hơn.

Ngoài những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi ở trên, ba mẹ còn có thể cho bé tham gia tìm hiểu về chương trình Sinh Trắc Vân Tay dành cho bé. Khóa sinh trắc học vân tay tại UPO giúp phân tích về những đặc điểm tính cách của bé, điểm mạnh điểm yêu theo phương pháp khoa học hoàn toàn miễn phí. Ba mẹ cũng có thể lựa chọn được phương pháp xây dựng kỹ năng sống cho trẻ phù hợp và hiệu quả hơn.

Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé

Bài viết vừa rồi bao gồm thông tin về các loại kỹ năng cần thiết cũng như những phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp đỡ cho nhiều phụ huynh đang còn băn khoăn về việc giáo dục kỹ năng cho con.

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x