Các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp, trẻ em lại càng là đối tượng dễ bị tổn thương hơn, làm sao để trẻ biết cách cảnh giác và bảo vệ mình tốt hơn? Khám phá ngay bí kíp dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ cùng UPO trong bài viết dưới đây!
Dạy con nhận biết người lạ “nguy hiểm”
Trong quá trình khôn lớn, trẻ em không chỉ giao tiếp và ứng xử với cha mẹ, người thân mà con còn gặp gỡ và giao tiếp với rất nhiều người lạ. Vậy làm sao để con biết cách ứng xử đúng mực với người lạ đồng thời biết nhận thức và phân biệt người lạ tốt, người lạ xấu?
Bài viết dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con yêu hình thành được suy nghĩ, cách ứng xử, hành động phù hợp với hoàn cảnh từ đó có những cách bảo vệ bản thân tốt hơn, tránh bị những kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc.

Trước tiên, ba mẹ nên dạy con rằng không phải người lạ nào cũng xấu và có ý đồ hại con cả. Tuy nhiên, việc đề cao cảnh giác, giữ khoảng cách nhất định là điều con không được quên khi tiếp xúc với người lạ khi chỉ có một mình cũng như các kỹ năng sống không đi theo người lạ khác.
Các bạn nhỏ thường nghĩ rằng người lạ thường xấu xa thường có vẻ ngoài đáng sợ giống như những nhân vật phản diện trong chuyện cổ tích. Điều này là hoàn toàn không đúng bởi trong thực tế, ai cũng có thể trở thành người xấu kể cả khi họ rất ưa nhìn hay giả vờ tốt bụng. Vậy nên, cha mẹ hãy giải thích cho bé hiểu con không thể phân biệt người lạ tốt hay không tốt bằng vẻ bề ngoài của họ mà con nên cẩn thận khi ở gần tất cả những người lạ.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp con nhận biết cũng như phân biệt người lạ an toàn, người lạ không an toàn:
- Người lạ an toàn: người thường mặc đồng phục đi làm (công an, nhân viên bán hàng, bảo vệ,…), người có hành vi đúng mực luôn giữ khoảng cách với con, người qua đường đang bận rộn với công việc riêng của họ (đi chợ, nghe điện thoại, tập thể dục,…)
- Người lạ có khả năng là người xấu: thường xuyên quan sát theo dõi trẻ từ xa, tiếp cận trẻ ở nơi vắng vẻ ít người, dụ dỗ và cho bé đồ chơi, tự nhận là người thân hoặc bạn bè của bố mẹ,…
Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ là người lớn
Kỹ năng giao tiếp với người lạ sẽ giúp bé nhận biết được người lạ “nguy hiểm” và người lạ tốt bụng mà con có thể nhờ tới sự giúp đỡ từ họ. Trong trường hợp trẻ không đi cùng bố mẹ hay người thân mỗi khi ra ngoài, 8 kỹ năng cần thiết trong giao tiếp với người lạ sau sẽ giúp con an toàn và được yêu mến.
Giữ thái độ tôn trọng
Khi được người lớn bắt chuyện, con chưa biết họ là ai và mục đích của họ là gì, thế nhưng cha mẹ vẫn nên dạy trẻ chào hỏi lễ phép và giữ thái độ tôn trọng. Tôn trọng người lớn tuổi là phép lịch sự tối thiểu mà cha mẹ nên rèn cho bé ngay khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp xã hội. Thái độ tôn trọng người lớn cho thấy con là em bé ngoan ngoãn, lễ phép và được cha mẹ giáo dục tốt.

Không bắt chuyện trước và giữ khoảng cách
Tôn trọng người lớn không có nghĩa là bất kỳ ai tiếp xúc, trò chuyện trẻ cũng có thể dễ dàng dễ dàng tin tưởng, nghe theo lời nói hoặc đi theo người lạ. Có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị bắt cóc khi giao tiếp với người lạ vì bị chúng tẩm thuốc mê, cho bé bánh, bim bim, đồ ăn mà bé thích,…
Vậy nên, cha mẹ cần dạy con giữ một khoảng cách nhất định đối với người lạ. Khoảng cách an toàn khi con trò chuyện với người lạ là từ 2 – 2,5m. Nếu người lạ cố tình đến gần và tỏ ra thân thiết, trẻ cần lùi lại nhanh chóng hoặc bỏ chạy ngay lập tức.

Xem thêm: Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em THIẾT YẾU NHẤT
Chỉ trả lời lịch sự, vừa đủ khi được hỏi
Khi được người lạ hỏi thăm về gia đình hay những câu hỏi có tính thăm dò như: cha mẹ con khi nào sẽ về, con học ở đâu, nhà con có ở gần đây không,… cha mẹ hãy dặn con tuyệt đối không được trả lời thật, thay vào đó con chỉ nên trả lời lịch sự và vừa đủ.
Trong trường hợp trẻ bị hỏi quá nhiều và cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, bé có thể không cần trả lời và lập tức la lớn để kêu cứu hoặc chạy đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người an toàn.

Tìm cách né tránh
Nhận thấy những nguy hiểm và hành động quá thân thiết từ người lạ, con hoàn toàn có thể tìm cách né tránh như: đứng ra xa, tìm kiếm sự trợ giúp của bố mẹ hay người an toàn, hét lớn để chống cự,…

Xem thêm: 15+ cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp để TOẢ SÁNG
Không tỏ ra hào hứng, thân thiết
Các bạn nhỏ thường rất ngây thơ và tỏ ra thân thiện với mọi người, thế nhưng điều này lại rất dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm khi bị kẻ xấu tiếp cận. Nếu trẻ không quen biết mà cảm thấy người lạ cố tình thân thiết, đối xử tốt với mình qua các hành động như ôm, hôn, nắm tay dắt đi,… con tuyệt đối không được tỏ ra hào hứng hay thân thiết với họ. Sự thân thiết giả tạo từ người lạ sẽ khiến mọi người xung quanh nghĩ rằng trẻ có quen biết với đối tượng này, từ đó con có thể bị bắt cóc mà không ai nghi ngờ hay chú ý đến.

Cố gắng giữ bình tĩnh
Trong trường hợp bị kẻ xấu dụ dỗ bắt đi, việc cố gắng giữ bình tĩnh sẽ giúp con tìm ra cách giải quyết, con biết để lại dấu vết, quan sát thời điểm thích hợp để trốn thoát và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Xem thêm: Kỹ năng sống bắt cóc trẻ em – Những điều phụ huynh và con trẻ cần “nằm lòng”
La lớn, kêu cứu khi bị tấn công hoặc nhận thấy tình huống nguy hiểm
Khả năng chống cự yếu ớt không thể giúp các bé thoát khỏi những tình huống nguy hiểm thế nhưng con có thể kêu cứu bằng cách la hét thật lớn để thu hút sự chú ý từ người đi đường. Nếu được, trẻ nên chạy về phía những đối tượng an toàn như chú công an, bác bảo vệ, cô thu ngân,.. và nói rằng con đang gặp nguy hiểm.

Nếu bị lạc, hãy chỉ mở lời nhờ trợ giúp với “người an toàn”
Tương tự với trường hợp con bị kẻ xấu bắt cóc, dụ dỗ bắt đi theo, khi trẻ bị lạc tại trung tâm mua sắm hay khi vui chơi, việc đầu tiên bé cần làm là đứng yên một chỗ chờ bố mẹ đến đón. Nếu chưa thấy bố mẹ, hãy nhờ cô thu ngân hoặc chú bảo vệ thông báo trên loa.
Khi dạy trẻ kỹ năng sống khi bị lạc hãy nói với trẻ giữ cần bình tĩnh trước tiên, không được có những biểu hiện hoảng sợ, khóc lóc, điều này sẽ khiến người xấu chú ý. Bên cạnh đó, con không được đi theo những người lạ không đáng tin cậy mà thay vào đó hãy đứng đợi bố mẹ cạnh “người an toàn”.

Với những người lạ trên không gian mạng
Mối nguy hiểm không chỉ xuất hiện khi trẻ giao tiếp trực tiếp với người lạ mà nó còn tiềm ẩn trên không gian mạng. Những tin nhắn hay cuộc trò chuyện ảo có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ ra sao? Tìm hiểu ngay!
Không tuỳ tiện gửi hình ảnh, video hay thông tin cá nhân, gia đình
Các bạn nhỏ hiện nay có cơ hội được tiếp xúc với thiết bị điện tử từ rất sớm và trẻ có thể sử dụng các trang mạng xã hội một cách thành tạo như quay video, chụp hình,… Và người lạ – những đối tượng đang âm thầm để mắt, theo dõi từng hành động của trẻ trên mạng xã hội cũng vậy.

Bố mẹ không thể kiểm soát được ai đang theo dõi đến con mình vậy nên cách để phòng tránh những nguy hiểm trên mạng xã hội đó là dạy trẻ không tùy tiện gửi ảnh, video hay các thông tin cá nhân cho người lạ, kể cả những người bạn mà trẻ tin tưởng nhất.
Không bàn tán, trò chuyện những vấn đề tiêu cực, nhạy cảm
Khi có người lạ chủ động nói về những vấn đề nhạy cảm, tiêu cực trên mạng xã hội, trẻ nên hủy kết bạn hoặc chặn những đối tượng này ngay lập tức để tránh bị làm phiền, quấy rối.

Từ chối trò chuyện khi phát hiện ý định xấu hay những lời gạ gẫm từ người khác
Nếu trẻ nhận được những tin nhắn có phần gạ gẫm, dụ dỗ con gặp mặt người đời, rủ đi chơi, mua quà đến tặng,… trẻ cần đề cao cảnh giác và trực tiếp từ chối những cuộc trò chuyện như vậy. Trong trường hợp trẻ không thể tự xử lý tình huống có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

Những lưu ý cho bố mẹ khi dạy con kỹ năng giao tiếp với người lạ
Đóng vai trò là người bạn đồng hành, bố mẹ nên làm gì để nâng cao kỹ năng giao tiếp với người lạ cho bé yêu? 5 bí quyết sau đây sẽ giúp công cuộc dạy trẻ của bố mẹ trở nên dễ dàng hơn.
Trò chuyện và lắng nghe con nhiều hơn
Thấu hiểu tâm tư, cảm xúc của con sẽ giúp cha mẹ xác định được những vấn đề mà trẻ đang gặp phải từ đó chúng ta có thể ngồi xuống, trò chuyện và tìm hướng giải quyết cùng bé. Quá trình trò chuyện lắng nghe này cũng đồng thời tạo nên tự tin tưởng tuyệt đối của bé dành cho cha mẹ.

Thông qua những cuộc trò chuyện, tương tác từ gia đình, bạn hãy khéo léo dạy bé những bài học, tình huống giả định khi con bắt gặp người lạ trên đường. Bố mẹ cũng có thể cùng bé chơi trò đóng vai người lạ để dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân, tự vệ,…
Trang bị cho trẻ song song nhiều kỹ năng sống khác
Kết hợp với các trò chơi giả định, trang bị cho trẻ thêm nhiều kỹ năng sống khác như: tự chăm sóc bản thân, tự lập, tự tin khi giao tiếp, khả năng bày tỏ cảm xúc,… sẽ giúp con yêu dễ dàng hơn khi giao tiếp với người lạ, nhất là với các đối tượng có ý đồ xấu.

Hạn chế việc ngăn cấm, hãy giúp trẻ hiểu và nhận thức đúng
Với các bạn nhỏ nhất là với các bé gái, bố mẹ thường có xu hướng ngăn cấm con làm những việc nguy hiểm hay tham gia các trò chơi mang tính vận động mạnh. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến trẻ trở nên yếu đuối và không thể tự bảo vệ chính mình. Việc ngăn cấm từ cha mẹ còn khiến các bé bị sợ hãi và bị động khi bị người xấu tấn công.

Thay vào đó, bố mẹ nên tạo cơ hội để con được tiếp xúc với nhiều tình huống, dạy con biết cách ứng xử và bảo vệ mình nhiều hơn. Hãy để con được hiểu và có nhận thức đúng đắn về những người lạ nguy hiểm và người lạ an toàn.
Dạy con nhiều hơn bằng các tình huống giả định
Kết hợp với những cuộc trò chuyện, cả gia đình hãy cùng con tham gia những tình huống giả định như: đóng vai người lạ cho bé kẹo, dắt con đi chơi,… và xem cách con phản ứng với những tình huống ấy.

Khiến con tự tin, quyết đoán hơn
Cuối cùng, cha mẹ hãy luôn động viên khích lệ con hằng ngày khi con làm đúng. Điều này sẽ dạy trẻ tự tin và khả năng quyết đoán trong con mỗi ngày. Tự tin giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người, mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.

Tóm lại, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ là điều vô cùng cần thiết mà mỗi phụ huynh cần trang bị cho các bé càng sớm càng tốt. Không chỉ giúp trẻ tự tin là chính mình, kỹ năng giao tiếp và nhận biết người lạ còn giúp con xử lý tốt các tình huống bất ngờ.
Bố mẹ cũng có thể ham khảo các lớp dạy giao tiếp cho trẻ như khóa học SpeakUP thuộc Tổ chức Giáo dục UPO để giúp bé xây dựng tư duy tự thức đồng thời khai phóng khả năng vô hạn trong con ngay hôm nay cha mẹ nhé!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!