Hiện nay nhiều trẻ em vì được nuông chiều từ bố mẹ nên thiếu đi kỹ năng sống khi làm việc nhà. Thay vào đó trẻ chỉ đăm đăm vào những trò chơi điện tử, các chương trình trên tivi, điện thoại,… mà không phụ giúp bố mẹ. Cùng tìm hiểu những cách giáo dục con trẻ làm việc nhà một cách hiệu quả quả qua bài viết dưới đây.
Tại sao con trẻ nên được rèn luyện kỹ năng sống khi làm việc nhà từ sớm?
Kỹ năng sống khi làm việc nhà là nền tảng để con phát triển những kỹ năng sống liên quan và trưởng thành hơn trong tương lai. Những công việc nhà sẽ giúp con sống lành mạnh, có ích và dễ thành công hơn.

Khi trẻ biết làm việc nhà từ sớm trẻ sẽ có thể phụ giúp được bố mẹ đồng thời hình thành tính tự lập, không phụ thuộc vào người khác và có trách nhiệm hơn đối với gia đình, xã hội. Ngoài ra khi tiếp xúc với một môi trường mới trẻ sẽ dễ dàng thích ứng hơn, có tính kỷ luật, chủ động, biết giúp đỡ người khác, khéo léo và cẩn thận hơn.
Khi trẻ làm việc nhà trẻ sẽ cảm thấy sống có mục đích hơn và cảm thấy mình có đủ năng lực, từ đó hình thành sự tự tin, chăm chỉ và tư duy quan tâm đến mọi người xung quanh, đồng thời có thể rèn luyện được thể chất và tính sáng tạo cho trẻ. Vì vậy bố mẹ cần để con làm việc nhà từ sớm.
Nguyên nhân con trẻ thường lười làm việc nhà
Hiện nay có rất nhiều trẻ chỉ đăm đăm vào ti vi, điện thoại hay laptop mà không đoái hoài đến nhà cửa hay việc mẹ đang mệt và làm việc vất vả. Vì vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng con lười làm việc nhà này là từ đâu?
- Bố mẹ tỏ thái độ hoà hoãn, thỏa hiệp với trẻ: Bố mẹ luôn cảm thấy con đang học hành áp lực trên trường nên không nỡ để con làm những công việc nhà. Đây là một suy nghĩ đúng, tuy nhiên bố mẹ cần phải phân chia thời gian cho con để con có thể vừa giúp đỡ một phần việc nhà vừa có thể nghỉ ngơi giải trí. Vì con trẻ cần rèn luyện kỹ năng sống khi làm việc nhà, điều này sẽ giúp ích cho con nhiều hơn so với những chiếc điện thoại hay ti vi.
- Người giúp việc làm hết: Trẻ thường sẽ ỷ lại vào người giúp việc và không chịu làm bất kỳ điều gì. Thậm chí nhiều bé vì quá ỷ lại mà không làm những công việc cơ bản như rót nước, lấy đồ chơi,… tất cả đều nhờ vào người giúp việc.
- Được nuông chiều quá đáng từ bé: Nhiều ông bố bà mẹ vì quá nuông chiều và thương yêu con nên không để con làm bất kỳ điều gì ngay từ bé. Từ đó bé sẽ mang một tâm thế là bé không cần phải làm bất kỳ điều gì hết, tất cả đã có bố mẹ. Vì vậy khi lớn lên bố mẹ cũng rất khó có thể bắt con làm việc nhà.

Kỹ năng sống khi làm việc nhà cho con nên được giáo dục như thế nào?
Kỹ năng sống khi làm việc nhà là một việc rất cần thiết ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của con. Vậy với con, bố mẹ cần tìm cách gì để giáo dục con kỹ năng này. Cùng tìm hiểu một số cách để giúp bé làm việc nhà.
Hãy cho bé hiểu ý nghĩa của công việc
Các công việc nhà đều mang cho mình một ý nghĩa riêng, ví dụ như lau nhà để nhà trở nên sạch hơn mát hơn, rửa chén để có chén ăn cơm cho những lần sau, sắp xếp đồ đạc để có thể dễ dàng tìm kiếm chúng hơn khi cần thiết,… Bố mẹ cần cho con biết được ý nghĩa của các công việc và vì sao trẻ phải làm những công việc này.
Bố mẹ hãy giải thích cho trẻ biết rằng ở độ tuổi của bé, bé cần phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình cùng với bố mẹ bằng cách làm những công việc nhà đơn giản. Và đây sẽ là những công việc mà con cần phải biết để từ bây giờ và giúp ích con trong tương lai.

Ví dụ hãy cho trẻ thử tưởng tượng biết nếu bây giờ con không tập rửa chén thì trong tương lai khi không có bố mẹ, con sẽ biết và không thể rửa chén, thậm chí là sẽ không có chén bát ăn cơm. Và từ đó khuyên con nên làm quen với các công việc nhà.
Biến việc nhà trở nên thú vị, vui nhộn hơn
Hãy để công việc nhà trở nên thú vị và vui nhộn hơn trong mắt trẻ. Vì ở độ tuổi này trẻ sẽ rất ham chơi và không muốn làm những công việc nhàm chán, không đem đến niềm vui cho trẻ. Vì vậy bố mẹ hãy cùng con tạo nên một “sân chơi việc nhà”. Để trẻ biết rằng làm việc nhà cũng như một trò chơi mà bé cần chinh phục.

Ví dụ bố mẹ có thể thi đấu cùng con xem ai có thể lau xong bàn ghế nhanh hơn hoặc ai dọn dẹp đồ chơi vào nhanh hơn,…Hãy nhân nhượng con một cách khéo léo để con có thể thắng trò chơi và cảm thấy bản thân có đủ năng lực để làm những công việc này, từ đó dần trở nên thích thú hơn khi làm việc nhà.
Giao việc vừa sức, cường độ phù hợp
Khi giao việc cho trẻ bố mẹ cũng cần lựa chọn những công việc phù hợp, vừa sức với trẻ để trẻ có thể hoàn thành và hoàn thành tốt nhất có thể.
- Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: Lúc này là thời điểm phù hợp để trẻ học về trình tự và thứ tự thông qua những công việc nhẹ nhàng để trẻ có thể nhận biết được các công việc đều có bắt đầu và kết thúc. Ví dụ như việc mặc quần áo, trẻ sẽ mặc quần áo sau đó cởi ra và cho vào giỏ giặt, sau đó lấy đồ khô cất đi. Đây là một trong những kỹ năng để trẻ biết được trong một công việc lớn, nên chia nhỏ các công việc ra để dễ dàng xử lý chúng hiệu quả hơn. Vì vậy bố mẹ có thể cho con làm những công việc như đặt đồ vào máy giặt, dọn dẹp đồ chơi,…

- Trẻ từ 6-7 tuổi: Trẻ cần học cách giúp đỡ và tham gia làm việc nhóm. Vì vậy bố mẹ hãy tạo cơ hội để bé và những thành viên trong gia đình cùng làm việc với nhau một cách vui vẻ để trẻ có thể gắng kết tốt với các thành viên. Bố mẹ có thể tham khảo một số công việc phù hợp cho bé ở độ tuổi này như giúp bố mẹ chuẩn bị đồ ăn, mua hàng giúp bố mẹ, tưới cây,…
- Trẻ từ 8-9 tuổi: Đây là độ tuổi cần rèn luyện cho con tính gọn gàng ngăn nắp khi làm việc nhà. Đồng thời con cũng sẽ biết tổ chức không gian cho mình để trẻ thêm kiên định và vững vàng hơn. Một số công việc phù hợp như sắp xếp và dọn dẹp đồ đạc, gấp chăn màn, gấp quần áo, dọn dẹp bàn học,…
- Trẻ từ 10-11 tuổi: Đây là thời điểm để trẻ làm những công việc để trở nên tự chủ hơn. Bố mẹ nên hướng dẫn con làm những công việc phức tạp hơn gồm nhiều công đoạn hơn như nấu bữa sáng, đóng gói đồ ăn trưa đến trường, đổ rác, lau nhà, rửa chén,…

- Trẻ từ 12-15 tuổi: Lúc này trẻ cần học cách thiết lập ưu tiên. Bố mẹ nên giao cho con những công việc có tính quan trọng hơn như rửa xe, cắt cỏ, giặt rèm cửa, giặt là,… Để con có tính kỷ luật, ưu tiên và sắp xếp công việc để hoàn thành công việc đó hiệu quả.
- Trẻ ở tuổi 16: Đây là lúc con chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Hãy để con làm những công việc như một người trưởng thành bình thường để con dần thích nghi bố mẹ nhé.
Tỏ thái độ dứt khoát, không thỏa hiệp
Khi con không chịu làm việc nhà và cứ ỷ lại vào bố mẹ hoặc những người khác là do con biết bố mẹ yêu thương và thường sẽ nhượng bộ con. Vì vậy, bố mẹ cần dứt khoát hơn và không nên thỏa hiệp với con trẻ.

Tuyệt đối không thỏa hiệp, để con ra điều kiện rồi mới chịu làm việc nhà. Ví dụ như nếu bố mẹ cho con bimbim con sẽ lau bàn, mỗi lần rửa chén bố phải cho con tiền công,… Bởi vì nếu như vậy thì con vẫn chỉ nghĩ các công việc nhà là của bố mẹ và chưa thể ý thức được những công việc đó cũng chính là của con.
Bố mẹ cần cho con biết được công việc đó là của con và con cần làm, nó tốt cho con hiện tại và sau này. Kiên định và dứt khoát để trẻ nghe lời và học được kỹ năng sống khi làm việc nhà.
Có thể bắt đầu dạy trẻ bằng những công việc yêu cầu tất cả thành viên gia đình phải tham gia
Nếu bé bắt đầu làm những công việc nhà lần đầu tiên, bố mẹ hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái và vui vẻ khi được làm việc nhà. Bằng cách tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau làm việc, trẻ sẽ hiểu rằng tất cả mọi người đều cần phải làm việc chứ không phải riêng mỗi bé hoặc mỗi mẹ. Từ đó hình thành tính tự giác làm việc nhà và nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm của bé.

Hãy để bé cùng tham gia công việc tổng vệ sinh nhà ở vào cuối tuần và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho bé. Hoặc bố mẹ có thể cho con tham gia nấu ăn và làm những công việc đơn giản như nhặt rau, rửa rau,… để bé học kỹ năng sống khi làm việc nhà một cách tốt nhất.
Xem thêm: 7 Lớp kỹ năng sống cho trẻ ở Nha Trang HẤP DẪN NHẤT mùa hè này!
Để trẻ tự chủ và ra quyết định một số việc trong nhà
Trẻ sẽ thích được quyết định và lựa chọn và có trách nhiệm với công việc đó hơn thay vì nhận việc từ bố mẹ. Vì vậy nếu có thể bố mẹ hãy để trẻ lựa chọn công việc cho bản thân mình bằng cách hỏi trẻ thích làm việc A hay làm việc B hơn. Qua cách này trẻ sẽ cảm thấy rằng trẻ đang lựa chọn và làm việc chứ không phải bị bắt làm việc. Tuy nhiên người quyết định công việc cuối cùng vẫn là bố mẹ, hãy cân nhắc công việc phù hợp cho trẻ.

Ngoài ra nếu có 2 đến 3 đứa trẻ, bố mẹ hãy cho con lựa chọn thông qua hình thức bốc thăm để lựa chọn để con cảm thấy thú việc hơn.
Bài viết trên tổng hợp các kiến thức về kỹ năng sống khi làm việc nhà cho trẻ. Hy vọng bố mẹ có thể tìm được cách rèn luyện phù hợp nhất dành cho con. Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều khóa học rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo. Trong đó khóa học DreamUP tại UPO với mô hình giáo dục khai phóng và tư duy tự thức giúp con trẻ có thể nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn nhất, từ đó có những hành vi và suy nghĩ tích cực. Đây cũng chính là bước đệm quan trọng để bé có thể học tập và tiếp thu tốt nhất những gì được dạy.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con