Sinh trắc dấu vân tay có thể đo lường được chỉ số IQ? Phương pháp này có đem lại hiệu quả hay không? Chỉ số IQ được đo lường như thế nào? Cùng tìm hiểu chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay là gì qua bài viết dưới đây.
Chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay là gì?
IQ (Intelligence Quotient), đây là chỉ số đo lường thông minh của con người hay nói cách đơn giản hơn là thước đo khả năng suy luận của một người. Vì vậy chỉ số này cho thấy sự linh hoạt, tri thức của mỗi người trong các khía cạnh suy luận, logic, nhạy bén hay kỹ năng toán học.

Theo nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số IQ trung bình của mọi người từ khoảng 85 – 110. Trong đó người Việt Nam sẽ có chỉ số thông minh trung bình giao động là 96 và chỉ số IQ này tương đối cao, và cao hơn mức bình quân ở Đông Nam Á.
Người có chỉ số IQ cao là người dễ thành công trong học tập và công việc bởi họ giải quyết vấn đề và xử lý rất linh hoạt, nhanh chóng. Vì vậy người ta thường đo lường chỉ số IQ từ sớm để định hướng phát triển cho trẻ, đồng thời tìm các phương pháp giáo dục phù hợp.
Xem thêm: Giải mã các chỉ số sinh trắc vân tay – UPDATE ĐẦY ĐỦ 2023
Những yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh IQ của con người
Chỉ số IQ của mỗi người là được thừa hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều người nghĩ rằng chỉ số IQ là cố định nhưng theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ số này sẽ được cải thiện và chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác.
Di truyền

Con cái sinh ra được thừa hưởng rất nhiều từ bố mẹ như tính cách, vẻ bề ngoài,… và IQ cũng vậy. IQ cũng là một đặc điểm mà con cái được thừa hưởng từ bố mẹ. Khi bố mẹ có chỉ số IQ cao, khi sinh con, con cũng sẽ có chỉ số IQ tương tự. Hơn thế nữa, chỉ số IQ cũng được thừa hưởng từ huyết thống dòng họ, một dòng họ có truyền thống tri thức, học cao thì khả năng các con cháu đời sau cũng sẽ học giỏi và có chỉ số IQ cao.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn được nạp vào cơ thể mỗi ngày là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để nuôi cơ thể và cả bộ não. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp cũng giúp tăng chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay. Theo một nghiên cứu ở 8 ngàn người ăn cơm với rau củ sẽ có chỉ số IQ tăng lên 38% so với độ tuổi khi còn nhỏ. Ngược lại, những người có thói quen chỉ ăn nhiều thịt thì chỉ số IQ giảm 15% so với khi còn nhỏ. Điều này đã xóa bỏ định kiến rằng chỉ ăn những thức ăn nhiều chất đạm như thịt heo, thịt gà,…thì não bộ sẽ phát triển tốt. Vì vậy hãy cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và não bộ như protein, carbohydrate, vitamin,nguyên tố vi lượng… Và đừng quên quan tâm bữa sáng và bổ sung rau xanh cho bé theo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Môi trường tác động
Môi trường ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi của mỗi người. Chỉ số IQ cũng là một yếu tố ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Khi không may, sống trong một môi trường thiếu điều kiện và tinh thần, trẻ sẽ thường có IQ thấp hơn những người bình thường.

Luyện tập và vận động
Luyện tập sức khỏe, thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn giúp cải thiện chỉ số IQ. Thật vậy, khi hoạt động, rèn luyện sẽ giúp con người giải tỏa được các áp lực trong cuộc sống, đồng thời giúp não bộ thư giãn thoải mái giúp chỉ số IQ tăng lên.
Cân nặng
Nhiều nghiên cứu cho rằng, những người có trọng lượng cơ thể lớn hơn 20% so với trọng lượng của những người bình thường sẽ có khả năng làm cho chỉ số IQ thấp hơn. Bởi vì khi cân nặng tăng, cơ thể trở nên chậm chạp hơn, khả năng tiếp thu cũng như các giác quan về thị giác, thính giác trở nên kém hơn. Ngoài ra, những người bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì sẽ có chỉ số IQ giảm thấp hơn thông thường. Vì vậy hãy kiểm soát cân nặng của trẻ ngay khi trẻ con nhỏ.
Xem thêm: KHÁM PHÁ các chủng vân tay và tính cách điển hình [2023]
Chỉ số IQ được đo lường như thế nào?
Hiện nay người ta thường được đo lường bằng những bài kiểm tra chuẩn được nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý để xác định chỉ số IQ của con người. Bài kiểm tra được chuẩn hóa dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm với độ dài 26 câu và thời gian 24 phút sẽ đánh giá được chỉ số IQ cũng như khả năng tư duy, nhận thức của người làm.
Bài kiểm tra IQ sẽ bao gồm những câu hỏi có liên quan đến số học, logic, hình ảnh, trí nhớ, tính toán và các kiến thức tổng quát,… Bài kiểm tra được hoàn thành, chỉ số IQ sẽ được đánh giá theo nhóm tuổi phù hợp của người làm và xếp loại so sánh.
Một số bài kiểm tra tư duy chuẩn phổ biến hiện nay:
- Bài test Wechsler dành cho người lớn.
- Bài test Wechsler cho trẻ em.
- Bài test trí tuệ Stanford-Binet.
- Bài test Kaufman dành cho Trẻ em.
- Hệ thống đánh giá nhận thức.
- Bài test khả năng khác biệt.
- Bài test của Woodcock-Johnson về khả năng nhận thức.
- Bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ phổ quát.
Mối bài kiểm tra sẽ có các phương pháp tính điểm khác nhau hoặc tương tự nhau nhưng mỗi bài kiểm tra IQ trên đều khác nhau.

Thang đo WAIS IV là bài kiểm tra chỉ số IQ chuẩn nhất với 10 bài tiểu test và 4 chỉ số chính.
4 chỉ số chính của thang đo WAIS IV để đo IQ:
- Chỉ số hiểu lời nói: Thông qua các tiểu test so sánh, thông tin, vốn từ, từ đó cho biết các nhận thức, suy luận cũng như các khái niệm ngôn ngữ, sự hiểu biết về những điều kiện, môi trường xung quanh.
- Chỉ số suy luận chi giác: Thông qua 3 tiểu test về tư duy ma trận, ghép hình, bài tập thị giác, từ đó thể hiện mức độ xử lý không gian, tích hợp vận động và thị giác.
- Trí nhớ hoạt động: Thông qua 2 bài tiều test về ghi nhớ dãy số, số học, từ đó cho biết mức độ ghi nhớ của não bộ và suy luận ngôn ngữ.
- Chỉ số tốc độ xử lý: Thông qua 2 bài tiểu test mã hóa và tìm ký hiệu cùng với việc kết hợp giữa tay và mắt, từ đó đo được tốc độ xử lý thông tin
Xem thêm: Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
Thang điểm IQ hiện nay, chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay thế nào là bình thường?
Sau khi có được điểm số IQ từ bài kiểm tra, người ta sẽ tiến hành so sánh với thang điểm IQ để đánh giá nhóm IQ của người đó. Từ đó đưa ra được kết luận về chỉ số thông minh cũng như có những phương pháp học tập và làm việc hiệu quả.
6 mốc IQ cơ bản:
- Dưới 70: Đây là chỉ số IQ rất thấp.
- Dưới 85: Đây là chỉ số IQ thấp (chiếm tỷ lệ 16%).
- Từ 85 – 115: Đây là chỉ số IQ bình thường (chiếm tỷ lệ 68%).
- Từ 115 – 130: Đây là chỉ số IQ thông minh (chiếm tỷ lệ 14%).
- Từ 130 – 145: Đây là chỉ số IQ rất thông minh (chiếm tỷ lệ 2%).
- Từ 145 trở lên: Đây là chỉ số IQ thiên tài (chiếm tỷ lệ 0,1%).
So sánh với các mốc IQ cơ bản trên ta có thể thấy mức IQ của một người bình thường là từ 85 đến 115 điểm, hiện nay số người có IQ bình thường chiếm tỷ lệ 68%. Vậy IQ bao nhiêu là cao? IQ từ 115 trở lên được xem là những người có IQ cao, thông minh.
Vai trò và lợi ích của trí thông minh IQ
Theo thống kê của các nước Anh và Mỹ, chỉ số IQ ảnh hưởng đến thành công của một người chiếm 30%, còn 70% còn lại còn phụ thuộc vào các chỉ số khác. Theo kết luận này, chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay đóng một vai trò tương đối quan trọng trong việc thành công của một người.

- Kỹ năng cần thiết: Con người thường áp dụng chỉ số IQ để xử lý các công việc, phân tích vấn đề và đưa ra các hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả.
- Quyết định sự thành công: Người có chỉ số IQ cao sẽ dễ thành công hơn những người có chỉ số IQ thấp. Bởi vì khi có chỉ số IQ cao thì công việc, cuộc sống của họ trở nên thuận lợi hơn, vui vẻ và hạnh phúc hơn vì họ có thể suy luận một cách logic giúp mọi việc diễn ra trơn tru, và hơn hết họ biết được điều gì cần thiết và điều gì tốt cho bản thân.
- Sức khỏe: Nhiều chuyên gia đã cho rằng những người có IQ cao thường khỏe và yêu đời hơn những người có IQ thấp bởi vì họ có thể linh hoạt tránh né những rủi ro cho bản thân cũng như biết bảo vệ sức khỏe của bản thân. Họ cũng có thể chống lại những cảm xúc tiêu cực tốt hơn và có cuộc sống kinh tế khá hơn.
- Hạnh phúc hôn nhân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chỉ số IQ tương đương nhau thường sẽ có cuộc sống hòa hợp và ấm êm hơn.
Chỉ số IQ chính là năng lực bản thân của mỗi người, tuy nhiên nếu không được rèn luyện, mài giũa thì trí thông minh ấy sẽ bị lãng quên. Nhiều người thường ỉ lại vào trí thông minh của mình và không có sự cố gắng, trau dồi học hỏi sẽ không thể thực hiện tốt các công việc cũng như học tập. Vì vậy hãy cố gắng học tập và trau dồi các kỹ năng, kiến thức để có thể hướng đến thành công nhanh nhất.
Những biểu hiện của IQ trên một người
Khi trẻ có những biểu hiện sau đây, chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay cao:
- Sẵn sàng đảm nhận thử thách: Trẻ sẽ yêu thích sự thử thách hơn và mong muốn công phá những thử thách đó.
- Không thích sự nhàm chán: Trẻ có tư duy rất hoạt bát nên thường ghét những thứ nhàm chán và lắp đi lặp lại nhiều lần.
- Trí nhớ tốt: Những trẻ có trí nhớ tốt, đặc biệt là các vấn đề mà trẻ quan tâm trẻ thường ghi nhớ rất nhanh vì vậy trẻ thường có IQ cao.
- Bày tỏ ý kiến: Trẻ thường có ý kiến riêng và tò mò những điều đang diễn ra xung quanh trẻ. Trước sự sắp xếp của bố mẹ hoặc những người khác trẻ thường xuyên tò mò và hỏi về nó, sau đó trẻ sẽ không quan ngại mà bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về vấn đề.
- Quan tâm cảm xúc: Trong giao tiếp, trẻ có IQ cao sẽ rất nhạy bén và cảm nhận, quan tâm đến những cảm xúc của người khác.
- Nhận thức tốt: Trẻ nhận thức rất tốt về các vấn đề trong học tập, công việc và đời sống xung quanh.
- Suy nghĩ độc lập: Trẻ thường suy nghĩ một cách độc lập.
- Trí tưởng tượng và sáng tạo mạnh mẽ: Trẻ có IQ cao thường có tính sáng tạo rất tốt, trẻ tưởng tượng phong phú và có khả năng linh hoạt giải quyết vấn đề.
- Phản biện tốt: Những người có IQ cao thường có khả năng phản biện tốt, họ sử dụng ngôn ngữ rất nhạy bén và linh hoạt.

Người có IQ cao thường có những phản xạ, tư duy vượt trội, họ có thể ghi nhớ và phân tích các thông tin và vấn đề một cách nhanh chóng đem lại kết quả bất ngờ. Tuy nhiên, một điều rất đặc biệt rằng những người có trí thông thông minh rất cao thường sẽ có trí nhớ “tệ” hơn những người có trí thông minh bình thường. Điều này được thấy rõ rệt nhất ở những nhà bác học đãng trí. Bởi vì họ chỉ quan tâm đến những cái mà họ thực sự quan tâm và không ghi nhớ những điều gì khác.
Xem thêm: 11+ dấu hiệu trẻ có chỉ số EQ cao DỄ nhận thấy nhất!
Một số phương pháp rèn luyện trí thông minh IQ hiệu quả
Nhiều người cho rằng chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay là trí tuệ bẩm sinh và không có gì thay đổi được. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận ra rằng chỉ số IQ có thể ổn định từ độ tuổi 16 và có thể tăng chậm cho đến lúc 30 tuổi và sau đó sẽ giảm dần. Vì vậy độ tuổi phát triển IQ tốt nhất là từ 20 đến 30 tuổi. Đồng thời trí thông minh vẫn có thể được cải thiện và rèn luyện nhờ những phương pháp khoa học cụ thể về chế độ dinh dưỡng, thể thao, âm nhạc, trò chơi,…
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người mà còn giúp tăng sức mạnh của não bộ cũng như tăng chỉ số IQ. Vì vậy mỗi người cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách khoa học cho cơ thể. Ăn uống đúng giờ, đủ chất và hợp lý, kết hợp với những chất cần thiết để tăng cường sức khỏe não bộ.
Vitamin là một chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể và não bộ, đặc biệt là vitamin D. Vitamin D là hoạt chất giúp ích cho việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bởi Vitamin D được cơ thể chuyển hóa ở vùng hải mã và tiểu não, nơi tiếp nhận các thông tin. Ngoài ra, vitamin D còn giúp phục hồi và cải thiện chức năng não bộ cho những người cao tuổi. Vì vậy đây là một hoạt chất rất hữu ích cho cơ thể và cải thiện IQ của con người. Bố mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng này thông qua các thực phẩm hằng ngày như cá béo, sữa, cam, ngũ cốc, đậu nành, trứng, phô mai,…

Ngoài vitamin D, dầu cá hồi cũng là một hoạt chất rất tốt cho sức khỏe cơ thể và não bộ của con người. Bởi trong dầu cá có axit béo omega-3 là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA) giúp bảo vệ và duy trì cấu trúc, chức năng của não bộ, đồng thời chống viêm, bảo vệ não khỏi những tổn thương và lão hóa. Ngoài nâng cao chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay, dầu cá còn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Bố mẹ có hãy bổ sung dưỡng chất thiết yếu này cho trẻ thông qua các thực phẩm hằng ngày từ cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,…
Xem thêm: Rèn bé ăn rau – Trận chiến “khốc liệt” của mọi gia đình!
Rèn luyện trí nhớ
Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường hoạt động sức khỏe cho não bộ rất cần thiết, tuy nhiên đừng quên việc tập luyện cho não bộ thông qua phương pháp rèn luyện trí nhớ để tăng chỉ số thông minh IQ tối ưu. Hãy bắt đầu rèn luyện trí nhớ thông qua việc hoạt động trí não thường xuyên, đơn giản nhất là các hoạt động, thói quen hằng ngày để kích thích não bộ hoạt động.

Bố mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện trí nhớ thông qua những cách sau:
- Giúp con học những điều mới mẻ: Để rèn luyện trí nhớ tốt, hãy giúp trẻ học tập những kiến thức những điều mới mẻ, tạo hứng thú cho quá trình học và phát triển chúng. Đồng thời hãy thường xuyên nhắc lại kiến thức, kiểm tra lượng kiến thức này của con. Các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ cũng là một phương án hiệu quả!
- Thử thách trí nhớ: Não bộ cần được hoạt động liên tục để rèn luyện trí não, và chúng cũng cần bước ra khỏi vùng an toàn để ghi nhớ và tập trung, chú ý hoàn toàn vào kiến thức mới. Vì vậy hãy thử thách não bộ ghi nhớ những điều mới mẻ, ví dụ như việc chơi một bản nhạc mới thay vì chơi một bản nhạc khó nhưng đã thuộc lòng.
- Hình thành kỹ năng ghi nhớ: Việc ghi nhớ cũng cần được luyện tập để trở thành một kỹ năng thiết yếu. Hãy giúp não bộ tìm kiếm một hoạt động ghi nhớ hữu ích và luyện tập lặp lại để nâng cao khả năng ghi nhớ và dần dần tiến đến mức độ khó hơn.
- Tập trung: Tập trung là một yếu tố vô cùng cần thiết cho hoạt động ghi nhớ. Tập trung sẽ giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn và có thể chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
- Không nhồi nhét quá mức: Việc nhồi nhét quá mức sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động ghi nhớ của não bộ. Thay vì dung nạp lượng kiến thức ghi nhớ trong một thời gian ngắn hãy ghi nhớ và học tập một cách thường xuyên.
- Liên kết kiến thức: Việc liên kết các kiến thức lại với nhau sẽ giúp não bộ ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy hãy thử nhóm các kiến thức liên quan lại với nhau, lập mối quan hệ giữa chúng, giữa những thông tin mới và thông tin cũ để tăng khả năng ghi nhớ của não bộ.
Luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao vốn để tăng cường sức khỏe cơ thể hiệu quả nhưng đây cũng chính là biện pháp để luyện tập sức khỏe cho não bộ, tăng cường chỉ số thông minh IQ một cách hiệu quả. Bởi vì khi tập luyện thể thao sẽ giúp các hợp chất trong máu được vận chuyển tới não bộ một cách hiệu quả, hỗ trợ các tế bào nơron. Trong đó có BDNF (brain derived neurotrophic factor) là nhân tố dinh dưỡng từ não đóng vai trò “chất sinh trưởng” cho các tế bào não phát triển và hoạt động tốt. Đồng thời việc tập luyện thể thao đều đặn cũng giúp giảm sự tác động của tuổi tác đến não bộ và “làm mới” các tế bào não mỗi ngày.

Tuy nhiên việc tập luyện thể thao cần được duy trì một cách đều đặn chứ không phải là luyện tập với cường độ cao nhưng không thường xuyên. Vì vậy để não bộ phát triển tốt cũng như nâng cao chỉ số IQ cần tập luyện thể thao ít nhất 5 lần/tuần.
Song song với việc luyện tập thể thao, hãy tập hít thở sâu để giảm stress, tốt cho não bộ và tăng chỉ số IQ hiệu quả.
Chơi những trò chơi phát triển IQ
Trò chơi không những giúp trẻ giải trí và thư giãn mà một số trò chơi còn dạy con trẻ cách tư duy và giúp trẻ phát triển IQ rất tốt như những trò chơi giúp trẻ nâng cao khả năng ghi nhớ, kiểm soát nhận thức và suy luận thị giác là những trò chơi. Thông qua việc vui chơi thoải mái, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu cũng như rèn luyện trí não một cách tối ưu.
Những trò chơi thiên về các hoạt động ghi nhớ thường là những trò chơi liên quan đến việc ghi nhớ ngôn ngữ, một đối tượng hoặc kiến thức về những sự vật sự việc xung quanh. Thường xuyên vui chơi và tham gia các trò chơi ghi nhớ này sẽ giúp não bộ tăng khả năng ghi nhớ, từ đó phát triển trí thông minh IQ. Một số trò chơi rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ như các câu đố ô chữ, sudoku, ghép hình,…
Các trò chơi thiên về nhận thức thường phức tạp và đòi hỏi tư duy của người chơi linh hoạt và nhạy bén để đưa ra các phán đoán, quyết định cũng như giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ một cách khôn khéo và hiệu quả nhất. Việc kết hợp nhận thức, tư duy, óc phán đoán vào trò chơi một cách thường xuyên sẽ nâng cao trí thông minh của một người. Một số trò chơi nâng cao nhận thức có thể kể đến như trò chơi nhập vai, xếp hình, cờ vua, giải đố,…

Chơi trò chơi thiên về suy luận thị giác và không gian cũng là một cách rèn luyện trí thông minh của một người. Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc suy luận không gian và thị giác ảnh hưởng đến chỉ số IQ của một người, trong khi đó những hoạt động này lại dựa trên hoạt động ghi nhớ, nhận thức. Một nghiên cứu cụ thể hơn ở học sinh tại Trung Quốc, trẻ có thành tích học tập tốt hơn ở môn toán và đọc khi trẻ có khả năng suy luận không gian và thị giác. Những điều trên đã cho thấy rằng các trò chơi hoạt động suy luận không gian và thị giác rất có lợi trong việc phát triển IQ của trẻ. Một số trò chơi về các hoạt động này có thể kể đến như trò chơi mê cung, mô hình 3D, lăng kính mở,…
Xem thêm: 50+ trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi
Thử tập chơi một loại nhạc cụ
Một nghiên cứu, khảo sát trẻ em 4 – 6 tuổi vào năm 2011 đã cho thấy rằng những trẻ được tiếp xúc với nhạc cụ thường sẽ có chỉ số IQ cao hơn các bé còn lại. Cũng có nhiều nghiên cứu về hiện tượng “pháo hoa” được phát ra trong não bộ của người nghệ sĩ khi họ đang chơi nhạc. Điều này được lý giải rằng vùng não của con người sẽ “sáng lên” khi xử lý các thông tin từ âm nhạc. Điều này đã chứng tỏ rằng các loại nhạc cụ ảnh hưởng rất lớn đến não bộ cũng như các chỉ số thông minh IQ của trẻ.

Ngoài ra các nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người chơi nhạc cụ khi nhỏ, não bộ sẽ được kết nối mạnh mẽ hơn những người bắt đầu chơi từ những năm sau đó. Vì vậy, hãy để trẻ thử tập một số nhạc cụ như organ, piano, guitar, trống,…
Học một ngôn ngữ mới
Học một ngôn ngữ mới cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ rèn luyện và nâng cao chỉ số thông minh IQ. Bởi vì khi học một ngôn ngữ mới, não bộ cần ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp và các cấu trúc câu nhằm giúp nâng cao khả năng ghi nhớ các thông tin. Qua đó cũng góp phần dạy trẻ tư duy logic để xâu chuỗi từ vựng và các quy tắc ngữ pháp với nhau để hoàn thành câu văn hoàn chỉnh. Hơn nữa khi trẻ biết 2 ngôn ngữ, sẽ nâng cao khả năng linh hoạt giữa 2 ngôn ngữ với nhau, đòi hỏi trẻ phải tăng khả năng xử lý thông tin một cách song song và kỹ năng đa nhiệm.

Theo một nghiên cứu đã cho thấy rằng những người trưởng thành khi học ngôn ngữ trong vòng 11 tuần không cải thiện được chỉ số IQ nhưng khi học và tương tác ngôn ngữ mới trong vòng 18 đến 24 tháng có thể có khả năng nâng cao tư duy và IQ hiệu quả.
Vì vậy việc học một ngôn ngữ mới không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn mà còn nâng cao khả năng tư duy, trí thông minh. Đặc biệt hơn hãy cho trẻ học càng sớm càng tốt. Bố mẹ hãy bắt đầu cho trẻ học thêm một ngôn ngữ mới thành thạo vừa có thể giúp ích cho công việc tương lai của trẻ vừa giúp trẻ nâng cao chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay. Từ đó giảm khoảng cách cũng như thời gian chạm đến thành công hơn của trẻ.
Xem thêm: Có nên cho trẻ 4 tuổi học toán tư duy? Liệu có quá vội vàng?
Đọc nhiều sách hơn
Nhiều nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em Vương quốc Anh kéo dài trong 10 năm nghiên cứu gần 2.000 cặp trẻ em sinh đôi. Kết quả đã cho thấy rằng những trẻ có thể có kỹ năng đọc sớm có chỉ số IQ cao hơn so với người em/anh/chị ít đọc hơn của mình. Điều này cũng đã cho thấy rằng việc rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ rất quan trọng và những trẻ em thích đọc sách có thể thông minh và nâng cao được chỉ số IQ khi trưởng thành.
Sách là nguồn kiến thức vô hạn, chúng tác động trực tiếp đến nhận thức cá nhân của một người. Việc thích đọc sách và thường xuyên đọc sách giúp nâng cao chỉ số IQ là việc rất dĩ nhiên. Chính vì điều này mà sách đã gắn liền với biết bao thế hệ học sinh, sinh viên, thậm chí ngay từ nhỏ việc đọc sách cho trẻ nghe là một hoạt động thường thấy của nhiều bố mẹ. Trong nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, khi bố mẹ đọc sách to cho trẻ nghe có thể giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển ngôn từ tốt hơn.

Vì vậy ngay khi còn nhỏ hãy cho trẻ làm quen với sách để trẻ cảm nhận được việc đọc sách rất quan trọng với bản thân và dần trở thành một hoạt động thiết yếu của trẻ. Từ đó có thể giúp ích rất nhiều trong việc học tập cũng như phát triển sự hiểu biết của trẻ trong tương lai.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể và sức khỏe não bộ, nó vừa giúp tăng cường và củng cố trí nhớ. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể thoải mái, tỉnh táo và làm việc có hiệu quả năng suất hơn. Ngược lại ngủ không đủ giấc sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, mơ màng, thiếu tỉnh táo làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và công việc. Tùy vào độ tuổi hiện tại, hãy rèn con ngủ đúng giờ để giúp cải thiện sức khỏe và chỉ số IQ.
Chỉ số IQ được tìm ra khi nào?
Chỉ số thông minh IQ (Intelligent Quotient) được tìm ra vào năm 1912 bởi William Stern – nhà tâm lý học người Đức. Ở thời bấy giờ, IQ được biểu thị dướng dạng tỷ lệ giữa tuổi tâm thân và tuổi hiện tại x100. Ví dụ, trẻ 10 tuổi có tuổi tâm thần là 10 sẽ có chỉ số IQ là 100, nếu có chỉ số tâm thần là 12 sẽ có chỉ số IQ là 120 và nếu chỉ số tâm thần là 8 thì chỉ số IQ là 80. Phương pháp của William Stern có giá trị hơn so với những phương pháp trước của Alfred Binet, James McKeen Cattel, Francis Galton.
Và cuối cùng chỉ số thông minh IQ được hoàn thiện nhờ vào David Wechsler. Ông đã giải quyết triệt để vấn đề tính toán chỉ số IQ của người trưởng thành và trẻ em so với phương pháp của Lewis Terman. Với giải pháp sử dụng thuộc tính thống kê phân phối chuẩn để gán điểm IQ dựa trên mức độ vượt trội với những người cùng độ tuổi. Ví dụ một người có điểm cao hơn 1 độ lệch chuẩn so với trung bình thì độ vượt trội 86% so với những người có cùng độ tuổi sẽ có chỉ số IQ là 115.

Như vậy, IQ đã dần trở thành một thuật ngữ vô cùng phổ biến. Nó không phải là một thương số mà phụ thuộc vào mức độ nhận thức, tư duy thông qua bài kiểm tra so với những người có cùng độ tuổi. Bài kiểm tra IQ được tạo ra cho quân đội Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra các trường học, công ty và là một thành công vượt trội của ngành nghiên cứu tâm lý học hiện tại.
Một số câu hỏi thường gặp về trí thông minh IQ
Nói về trí thông minh IQ, nhiều người vẫn bị sai và lầm tưởng bởi một số khái niệm và nhận định sai về chỉ số này. Dưới đây là những câu trả lời về một số nhận định cũng như câu hỏi liên quan về chỉ số thông minh IQ.
IQ có phải là chỉ số trí tuệ quan trọng nhất?
Những vấn đề về trí thông minh IQ là những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, tư duy của một người. Cũng chính vì vậy, bài kiểm tra IQ đã trở thành một hiện tượng để đánh giá tiềm năng của một con người. Tuy nhiên IQ không phải là một thước đo cho một con người, IQ không nói lên tất cả các tiềm năng của con người.
Theo Scott Barry Kaufman (nhà tâm lý học tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia), các bài kiểm tra IQ chỉ có thể đo lường một số kỹ năng quan trọng đối với xã hội và không nói lên được tiềm năng của một người nào đó. Vì bài kiểm tra IQ chỉ ưu tiên cho những người suy nghĩ nhanh, suy nghĩ tại chỗ, và đây là một kỹ năng mà nhiều người vẫn còn thiếu. Họ có thể suy nghĩ và tư duy tốt nhưng không phải là nhanh.

Ví dụ điển hình về Scott Barry Kaufman, khi còn nhỏ, anh ta đã mất một khoảng thời gian để xử lý những thông tin cũng như các từ ngữ mà anh ta nghe được. Vì vậy anh ta đã bị chuyển đến lớp học đặc biệt đến khi học trung học. Nhưng rất may mắn rằng một giáo viên đã nhận ra được điều đó và gợi ý anh ấy học các lớp học bình thường khác. Chính vì vậy, anh ấy đã chuyển sang các lớp học bình thường, bằng sự nỗ lực và chăm chỉ, anh ấy đã học tập rất tốt.
Vì vậy chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay không phải là chỉ số trí tuệ quan trọng nhất, tiềm năng của một người còn phụ thuộc vào sự đam mê, mức độ luyện tập, nỗ lực, kiên trì và chăm chỉ của họ.
So sánh IQ – EQ
IQ và EQ là 2 chỉ số quan trọng của con người, IQ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề nhanh chóng. Trong khi đó, chỉ số thông minh cảm xúc sẽ giúp con người linh hoạt hơn, giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn nhờ vận dụng được cảm xúc. Hầu hết, trong công việc IQ sẽ giúp đưa ra hướng giải quyết tốt và EQ là yếu tố quyết định thành công cách giải quyết đó. Bởi khi EQ cao sẽ được vận dụng để tạo các mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp, từ đó giải quyết các vấn đề hợp lý và hiệu quả hơn. Vì vậy EQ và IQ là 2 chỉ số bổ sung cho nhau để hoàn thiện bản thân.

Sự khác nhau giữa IQ và EQ:
Tiêu chí so sánh | Chỉ số IQ | Chỉ số EQ |
Khái niệm | Chỉ số IQ là chỉ số thông minh của một người. | Chỉ số EQ là chỉ số cảm xúc của một người. |
Ý nghĩa | Chỉ số IQ liên quan đến tư duy, nhận thức và trí tuệ của một người. | Chỉ số EQ liên quan đến cảm xúc, khả năng sáng tạo và kỹ năng giao tiếp xã hội. |
Vai trò | Chỉ số IQ cao giúp con người tư duy logic và học hỏi, thích nghi rất tốt. Họ có những suy nghĩ trừu tượng hơn và sáng tạo hơn những người bình thường. Ngoài ra còn khả năng lên kế hoạch tốt, rõ ràng và rất chi tiết. | Giúp con người tiết chế được cảm xúc của bản thân. Những người có EQ cao có thể kiểm soát bản thân về những hành vi cũng như cảm xúc tiêu cực. Họ thấu hiệu và đồng cảm với mọi người vì vậy khả năng giao tiếp của họ cũng rất tốt. |
Xem thêm: “Bật mí” 12+ cách rèn EQ cho trẻ giúp con LÀM CHỦ chính mình
Chỉ số IQ là một chỉ số rất quan trọng cho mỗi người, chỉ số ngày quyết định mức độ tư duy, nhận thức cũng như suy nghĩ logic của một người. Tuy nhiên chỉ số IQ không phải là thước đo duy nhất của một con người, tiềm năng thực sự của một người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chỉ số khác. Hãy cố gắng học tập và rèn luyện hết sức mình thì thành công sẽ mỉm cười. Hy vọng bố mẹ có một cái nhìn đúng đắn về chỉ số IQ và có được phương pháp phù hợp để giúp con cân bằng chỉ số IQ và cuộc sống. Để biết tiềm năng và phương hướng phát triển tốt nhất cho con, hãy hiểu con hơn bố mẹ nhé! Bố mẹ cũng có thể thông qua chỉ số IQ trong sinh trắc vân tay của con để tìm phương pháp dạy con hiệu quả.
Hiện tại có rất nhiều phương pháp để rèn luyện và cải thiện chỉ số IQ như chế độ dinh dưỡng, vui chơi, đọc sách, rèn luyện thể thao,… Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo một số khóa học cho trẻ để cải thiện tư duy cũng như thái độ của con để con có thể phát triển tốt hơn như khóa học DreamUP tại UPO!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!