Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 VỮNG VÀNG và TỰ TIN

Vào lớp 1 là bước ngoặt rất quan trọng đối với các bé, đây là khoảng thời gian bé bắt đầu phải dành nhiều thời gian vào lớp học và tự mình tìm hiểu những điều mới mẻ khi không có ba mẹ ở bên. Vậy dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 một cách tự tin nhất như thế nào, ba mẹ hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây nhé.

Những chuẩn bị về mặt tâm lý

Để có được một tinh thần thoải mái khi trẻ mầm non vừa lên lớp 1, ba mẹ hãy giúp bé chuẩn bị tâm lý thật vững vàng. Đa số các bé vừa bước vào tiểu học đều có một tâm lý hoang mang và lo sợ khi phải chuyển đến một môi trường hoàn toàn mới và các thầy cô, bạn bè cũng là người chưa từng quen biết.

Chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào lớp 1 giúp bé không bị bỡ ngỡ
Chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào lớp 1 giúp bé không bị bỡ ngỡ

Ba mẹ hãy cùng nói chuyện với con về việc bắt đầu học lớp 1, hãy kể cho bé nghe về những sự thay đổi, có thể cho bé xem ảnh về ngôi trường mới cũng như những điều thú vị tại đây, một số bố mẹ cần dạy trẻ cảm xúc sợ hãi và cách vượt qua nó. 

Trẻ sẽ phải dành thời gian cho việc học nhiều hơn

Khi các bé còn ở trường mầm non đã được các giáo viên trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, bạn bè, môi trường sống, thời tiết, không gian, thời gian,… Đó là những hiểu biết cơ bản, giúp bé đỡ bỡ ngỡ khi lên lớp 1. 

Bước vào một cấp học mới, bé cần phải nghiêm túc hơn trong việc học. Đây là thời gian chuyển giao giữa việc vui chơi thoải mái với bước đầu tiên của con đường học tập. Bé cần nắm vững các các con số, phép tính, các chữ cái, cách ghép từ, học về đạo đức và rất nhiều các môn học khác. Do đó các bé cần dành nhiều thời gian hơn để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Bước vào lớp 1, bé cần dành nhiều thời gian để kết quả học tập tốt hơn
Bước vào lớp 1, bé cần dành nhiều thời gian để kết quả học tập tốt hơn

Thông thường thời gian học của bé thường sẽ là một buổi chính, tuy nhiên cũng sẽ có những lớp học phụ đạo vào thời gian còn lại. Một số trẻ còn có thể ôn tập lại kiến thức vào buổi tối, đây cũng là khoảng thời gian ba mẹ có thể dành để kiểm tra và hỗ trợ con trong việc học.

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý cảm xúc – Mạnh mẽ đối mặt với mọi tình huống

Thời gian trẻ phải tự lập sẽ tăng lên

Đối với các bé mẫu giáo, cô giáo sẽ chăm sóc cho các bé rất chu đáo, khi ấy bé còn nhỏ và chưa thể tự mình làm nhiều thứ. Tuy nhiên, trước khi vào lớp 1 các bé nên được trang bị những kỹ năng sống tự lập dưới sự hướng dẫn của ba mẹ và giáo viên.

Trẻ tự giác làm bài tập mà không cần ba mẹ nhắc nhở
Trẻ tự giác làm bài tập mà không cần ba mẹ nhắc nhở

Khi vào lớp 1, bé sẽ tham gia vào một tập thể để học hành nghiêm túc, phải tuân thủ theo các quy tắc của lớp, của trường. Ngoài ra, các giáo viên và ba mẹ sẽ không thể chăm lo cho bé một cách tỉ mỉ như lúc còn học mầm non. Thay vào đó bé phải tự chủ động làm quen với môi trường mới, với cách học tập khác trước kia.

Ba mẹ có thể hướng dẫn bé làm những việc để tăng tính tự lập như dạy con tự ăn cơm, tự cất sách, vở, dụng cụ học tập, khi chơi đồ chơi xong cần tự giác dọn dẹp hoặc chủ động dọn nhà cùng bố mẹ.

Làm quen với các quy định, nội quy bắt buộc

Trường tiểu học là một môi trường giáo dục nghiêm túc hơn, chính vì thế ở đây sẽ có những quy định và nội quy bắt buộc phải tuân theo. Ba mẹ sẽ là người kể cho con nghe trước về những điều cần tuân thủ khi bắt đầu lên lớp 1. Một số quy tắc quen thuộc gồm có: vào lớp và tan học đúng giờ, vào lớp học cần nghiêm túc, không được nói chuyện riêng, đeo khăn quàng đỏ khi đi học, phải biết tôn trọng giáo viên và bạn bè, khi muốn phát biểu cần phải được sự cho phép,…

Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 tuân thủ nội quy của lớp, của trường
Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 tuân thủ nội quy của lớp, của trường

Việc yêu cầu trẻ tuân thủ những quy tắc này không phải chỉ cần ngày 1 ngày 2 mà phải trải qua một khoảng thời gian để thực hiện và ghi nhớ (có thể từ 2 tuần đến 1 tháng). Chính vì vậy, để chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 cần có sự hỗ trợ của giáo viên khi ở trên lớp với ba mẹ ở nhà.

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân thông minh theo lứa tuổi

Rất nhiều thói quen sẽ thay đổi

Các bé gần như phải bước vào một “cuộc sống mới”, phải bắt đầu làm quen với nhiều thứ mới mẻ và dành nhiều thời gian để lên lớp, kéo theo đó sẽ có nhiều thói quen cần phải thay đổi.

Thay đổi thói quen để phù hợp với môi trường mới
Thay đổi thói quen để phù hợp với môi trường mới

Bé phải làm quen với việc dậy sớm, ăn sáng và vào lớp lúc 7 giờ thay vì được ngủ lâu hơn vào buổi sáng, bố mẹ cũng cần rèn bé ngủ trưa để đảm bảo sức khoẻ, tinh thần cho các buổi học ban chiều. Khi còn học mẫu giáo, nhiệm vụ của bé thường ngày trên lớp là kết hợp vui chơi và học những số, chữ cái đơn giản, bây giờ bé sẽ phải học nhiều môn học khác nhau, giữa các tiết học sẽ có thời gian để nghỉ giải lao. Bé sẽ phải làm bài kiểm tra và tham gia các kỳ thi để đánh giá năng lực cá nhân.

Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều người bạn mới thú vị!

Tuy vậy, chắc hẳn bé sẽ có thêm rất nhiều niềm vui mới với cơ hội làm quen với những người bạn mới. Một lớp học thường có sĩ số khoảng 30 – 40 học sinh, đây là cơ hội để bé có thể dùng khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử của mình để làm quen và giao lưu với nhiều bạn bè hơn. Những người bạn cùng trang lứa sẽ khiến bé dễ nói chuyện, có nhiều điểm chung để chia sẻ hơn và sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ.

Bé sẽ làm quen được nhiều bạn bè hơn khi vào lớp 1
Bé sẽ làm quen được nhiều bạn bè hơn khi vào lớp 1

Tuy nhiên bé cũng có thể gặp một số khó khăn bởi vì lần đầu gặp gỡ những người lạ ở một không gian mới sẽ khó tránh khỏi sợ hãi và rụt rè. Ba mẹ hãy dạy bé các cách ứng xử sao cho đúng khi gặp bạn bè và thầy cô, động viên khi bé sợ hãi để bé dần dần làm quen với lớp học mới.

Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?

Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 về mặt kỹ năng

Hẳn ai cũng sẽ còn một chút kí ức khi ngày đầu vào lớp 1 sẽ có cảm xúc lo lắng, sợ hãi, thậm chí ôm chặt cổ ba mẹ và khóc toáng lên vì sợ ba mẹ sẽ bỏ về. Đây là điều hiển nhiên bởi vì các bé ở độ tuổi còn quá nhỏ, chưa thử tự lập mà chỉ quen thuộc với ba mẹ và những bạn bè cũ.

Khi vào lớp học bé sẽ phải tự mình xoay sở với mọi thứ. Từ việc ổn định chỗ ngồi ngay ngắn, cách trả lời câu hỏi đến từ giáo viên hoặc bạn bè, thời gian và phương pháp học tập cũng hoàn toàn mới so với trước kia nên bé sẽ chưa thể làm quen ngay được. Nhằm mục đích giúp bé chuẩn bị vào lớp 1 một cách đầy đủ nhất, dưới đây là một số kỹ năng sống dành cho học sinh cần thiết mà ba mẹ cần trang bị cho bé.

Kỹ năng giao tiếp – làm quen

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ là điều đầu tiên phải kể đến. Đối với những bạn mới, bé cần tự tin chào hỏi và tìm hiểu để làm quen với người bạn mới đó. Trong tương lai mọi người sẽ cùng nhau học tập nên việc giao tiếp để lại ấn tượng tốt là rất cần thiết. 

Giao tiếp có thể chia ra làm 2 loại: giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ là hành động trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau thông qua lời nói. Đây là cách trực tiếp thể hiện suy nghĩ của bé đối với các bạn khác, giúp mọi người dễ dàng hiểu nhau hơn. Giao tiếp phi ngôn ngữ là dùng những hành động của cơ thể để diễn tả cảm xúc và việc mình muốn làm. Ví dụ, khi bé gặp một bạn mới, bé có thể vẫy tay và mỉm cười thay như một lời chào hỏi thân thiện.

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thực sự cần thiết để con trở thành người thành công
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày

Trước khi vào lớp 1 bé cũng đã được học về những kỹ năng giao tiếp cần thiết nhưng đôi khi bé vẫn còn rất nhút nhát. Trước khi lên lớp 1, ba mẹ có thể nói chuyện với bé nhiều hơn hoặc cho bé tham gia vào các lớp học kỹ năng để bé mạnh dạn khi đi học hơn.

Kỹ năng tự lập

Kỹ năng tự lập là khả năng tự chăm sóc bản thân từ việc chủ động ăn uống, nghỉ ngơi, tự giác học bài, khả năng tự suy nghĩ và đưa ra quyết định cho bản thân. Trước khi vào lớp một, bé sẽ được ba mẹ và giáo viên chăm lo cho rất nhiều, tuy nhiên khi bắt đầu bước vào tiểu học, ba mẹ sẽ không theo bên cạnh dỗ dành bé mãi được. Khi ấy bé cần học cách làm quen với sự thay đổi trong lối sinh hoạt của mình, làm quen với việc tự chăm sóc và chịu trách nhiệm với bản thân.

Khi được trang bị kỹ năng này sớm, ba mẹ sẽ yên tâm phần nào khi con đang học tập tại trường. Tính tự lập của bé có thể được rèn luyện thông qua việc tự giác ăn uống, dọn dẹp bàn ăn sạch sẽ, biết tự chăm sóc bản thân và đặc biệt là tự thức dậy đúng giờ vào buổi sáng, giác đánh răng, thay quần áo, chải tóc gọn gàng để đi học.

Xem thêm: Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ với 10 “bí quyết” sau

Khả năng nhận biết nguy hiểm và tự vệ

Thông thường các bé mới lên lớp 1 còn chưa có khả năng tránh xa những người nguy hiểm và có ý đồ xấu. Những đối tượng này tồn tại cả bên ngoài xã hội và trên không gian mạng. Bé dễ tin người và khó có thể phân biệt được người trước mặt mình có chân thành hay không.

Ba mẹ nên dạy cho bé kỹ năng tự vệ và nhận biết nguy hiểm
Ba mẹ nên dạy cho bé kỹ năng tự vệ và nhận biết nguy hiểm

Điều ba mẹ cần làm là giáo dục cho bé về những hành vi xấu xa cùng với một số trường hợp bé nên tránh xa, những kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Hãy nhắc nhở bé không được đi theo người lạ và không nhận bất kỳ thứ gì từ họ. Ba mẹ cũng có thể tạo một số tình huống để dạy bé cách xử lý khi gặp phải những trường hợp nguy hiểm.

Kỹ năng tự giác học tập

Tự giác là bản thân làm việc gì cũng tự giác, không cần ai nhắc nhở. Các bé phải biết mục đích bản thân đi học là gì, có những động lực nào thúc đẩy bản thân cố gắng học tập hơn nữa.

Khi mới bắt đầu các chương trình học đầu tiên, nhiều bé sẽ khó theo kịp và có thể nản học. Khi ấy ba mẹ hãy cho bé hiểu lợi ích của việc tự giác học tập là gì và kèm theo những lời khuyên bổ ích để bé cố gắng hơn.

Phụ huynh nên tạo thói quen tự giác học tập cho con
Phụ huynh nên tạo thói quen tự giác học tập cho con

Để rèn con tính tự giác học tập, ba mẹ nên tạo cho bé một thói quen học bài vào một khung giờ cố định hằng ngày, điều này sẽ giúp bé ghi nhớ thời gian để thực hiện. Ví dụ, cứ mỗi 19 giờ tối, ba mẹ hãy cùng bé làm các bài tập về nhà, ôn lại kiến thức đã học hoặc xem trước bài mới.

Xem thêm: 12+ cách rèn cho trẻ tính kiên trì và vững tin vào bản thân

Kỹ năng hoạt động nhóm

Được xem là một trong những phương pháp học tập hiệu quả, phương pháp hoạt động nhóm được áp dụng rất nhiều trong các lớp học. Kỹ năng hoạt động nhóm là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.

Hoạt động nhóm mang lại hiệu quả công việc cao
Hoạt động nhóm mang lại hiệu quả công việc cao

Hãy so sánh cho bé sự khác biệt giữa làm việc một mình so với hoạt động nhóm, bên cạnh đó là những điều cần lưu ý khi làm việc nhóm trong học tập như: tích cực hỗ trợ các thành viên còn lại, hoàn thành phần việc của bản thân, tôn trọng và không ỷ lại vào các bạn khác. 

Ba mẹ có thể giúp bé hiểu về hoạt động nhóm thông qua các hoạt động chung của gia đình như cùng nhau nấu ăn, cùng nhau làm việc nhà, bố giúp mẹ sửa chữa đồ dùng,…

Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề

Kỹ năng tiếp theo cần dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 là kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Đây được hiểu là một loại kỹ năng mềm, giúp bé tìm ra cách xử lý một hoặc nhiều vấn đề ngoài ý muốn.

Kỹ năng này vô cùng cần thiết bởi vì các bé vừa bắt đầu đi học sẽ không có nhiều cơ hội có thể nhờ ba mẹ giúp. Biết cách xử lý khéo léo sẽ giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và tránh được những xích mích, rắc rối không đáng có.

Ba mẹ nên sử dụng những kinh nghiệm xử lý thực tế hay gặp phải và tập cho bé cách xử lý các vấn đề có thể xảy ra để bé làm quen và chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

Xem thêm: Cải thiện khả năng tư duy cho trẻ 6 tuổi thế nào hiệu quả?

Kỹ năng đồng cảm, giúp đỡ người khác

Đồng cảm và giúp đỡ người khác là một đức tính đáng quý mà bé nên học từ khi còn nhỏ. Đây là khoảng thời gian tư duy của bé phát triển và đón nhận những kiến thức mới. Hãy dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ, cho trẻ hiểu về tình yêu thương giữa con người với con người, tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Kỹ năng này sẽ phần nào giúp bé trở thành một con người tốt và nhận được sự yêu quý từ những người xung quanh.

Đồng cảm và giúp đỡ người khác là những đức tính cần rèn luyện cho trẻ
Đồng cảm và giúp đỡ người khác là những đức tính cần rèn luyện cho trẻ

Để rèn kỹ năng này cho bé, ba mẹ có thể tham khảo các mẩu chuyện, video về các tấm gương tốt bụng để bé noi theo. Nếu có điều kiện có thể cho bé tham gia vào các chương trình thiện nguyện, các câu lạc bộ phù hợp để bé trải nghiệm thử việc giúp đỡ người khác sẽ như thế nào.

Tính kỷ luật

Kỹ năng không kém phần quan trọng khác cần dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 chính là tính kỷ luật. Đây không chỉ là một mục tiêu mà còn là lối sống, là thói quen cần thực hiện hàng ngày. 

Tính kỷ luật giống như một liều thuốc có khả năng phát triển và thúc đẩy bản thân để thực hiện được mục tiêu. Kỷ luật giúp bé tận dụng được thời gian, tạo thói quen hoàn thành tốt các nhiệm vụ, trở thành một người đáng tin cậy.

Trong mỗi hoạt động hàng ngày đều có thể giúp bé rèn tính kỷ luật như gọi bé thức dậy đúng giờ, giữ thói quen ăn sáng đầy đủ, không được chơi điện ử khi chưa làm xong bài tập,…

Xem thêm: Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con

Chuẩn bị về mặt cơ sở vật chất

Ngoài việc chuẩn bị về mặt tinh thần, cơ sở vật chất cũng là điều cần được quan tâm. 

Đầu tiên không thể không nhắc đến trang thiết bị học tập. Đối với mỗi học sinh, khi đến lớp không thể thiếu sách giáo khoa, vở, bút, thước và nhiều dụng cụ khác. Ba mẹ hãy giúp bé chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết để việc học tập diễn ra được suôn sẻ.

Đối với mỗi trường học sẽ có quy định về quần áo riêng. Có một số trường yêu cầu học sinh phải mang đồng phục. Đồng phục thường là quần tây, áo sơ mi, giày hoặc dép quai hậu. Tuỳ vào bé nam hay nữ cũng sẽ có một số điểm khác biệt trên trang phục. Trước khi vào năm học, ba mẹ hãy chuẩn bị đồng phục đúng quy định và phù hợp với size của bé.

Học sinh tiểu học cần mang đồng phục của trường
Học sinh tiểu học cần mang đồng phục của trường

Về phương tiện di chuyển, tùy vào khả năng và nhu cầu của bé để gia đình có thể sắp xếp phù hợp nhất cho bé. Bé có thể tự đi xe đạp hoặc được ba mẹ đưa đón. Khi đi trên các phương tiện giao thông yêu cầu phải trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm, kính chống bụi, áo khoác,… 

Để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho các bé vào lớp một, ngoài những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên còn có một sự lựa chọn khác cho các bậc phụ huynh đó chính là cho bé tham gia vào khóa học KidUP được giảng dạy tại trung tâm UPO. Khóa học nhằm đào tạo về khả năng khai phóng và tư duy nhận thức, giúp bé khám phá được những ưu, nhược điểm, khả năng của bản thân để từ đó phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Việc tham gia vào khóa KidUP còn giúp bé tự tin hơn, rèn luyện được các kỹ năng để không bị bỡ ngỡ khi vào lớp 1.

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Sau những điều cần dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 trên đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng phần nào nắm bắt được những thông tin về tâm lý, kỹ năng cần giúp bé sẵn sàng. Hy vọng ba mẹ có thể hỗ trợ và đồng hành cùng bé để thời khắc vào lớp 1 sẽ luôn là ký ức đẹp và được ghi nhớ đến mãi về sau.

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x