Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi – 16 kỹ năng TIÊU ĐIỂM

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi

8 tuổi – độ tuổi đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, khi não bộ của trẻ đang tiếp tục phát triển và tư duy bắt đầu trở nên linh hoạt hơn. Bằng cách tạo điều kiện và cung cấp sự hỗ trợ thích hợp, ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện và khám phá khả năng tiềm năng của con qua việc học kỹ năng sống. Vậy dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi như thế nào?

Kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi – Nhóm nhận thức

Kỹ năng sống nhận thức chính là khả năng mà bản thân mỗi người có thể tự hiểu rõ về bản thân mình, biết rõ về tính cách, cảm xúc, điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Kỹ năng tự nhận thức

Với đời sống xã hội hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ khiến cho bản thân mỗi con người ngày càng dựa dẫm ỷ lại, không chịu học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Nguy hiểm hơn là không biết bản thân mình có thể làm được điều gì, mong muốn điều gì và cần làm gì?

Kỹ năng tự nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân. Bởi vậy, việc ba mẹ định hướng cho con, biết được sở trường và những khả năng tiềm ẩn của con để tìm cách phát triển đúng với lập kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng và đưa ra lựa chọn đúng đắn trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của tương lai.

Ba mẹ cần nâng cao kỹ năng nhận thức cho con.
Ba mẹ cần nâng cao kỹ năng nhận thức cho con.

Đối với trẻ 8 tuổi, bé đã có phần nào đó đã tự thức được bản thân, nhưng để bé có thể xác định rõ và nâng cao kỹ năng thì ba mẹ có thể xem qua một số phương pháp để giúp trẻ 8 tuổi phát triển kỹ năng tự nhận thức:

  • Xác định sở thích ước mơ của bản thân.
  • Xây dựng kế hoạch mục tiêu cụ thể: Hãy để trẻ được lên kế hoạch cho những sở thích, đam mê và mục tiêu của cá nhân bé. Ví dụ như, con có thể lập danh sách những gì con muốn đạt được và làm trong tương lai gần. 
  • Tạo cho con một không gian riêng an toàn: Với một không gian thoải mái và an toàn, con có thể tự biểu đạt và khám phá bản thân mình.

Quá trình rèn luyện kỹ năng tự nhận thức, ba mẹ hãy kiên nhẫn để chỉ bảo cho con hiểu rõ bản thân mình hơn.Tuy nhiên quan trọng nhất là để con tự bản thân mình nhìn nhận chính mình.

Xem thêm: Giáo dục khai phóng là gì? Tại sao nên chọn mô hình giáo dục khai phóng?

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Trong bản thân mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh và khả năng thiên bẩm của riêng mình, nếu được phát triển đúng thế mạnh thì bé sẽ rất là thành công, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng thiên bẩm mà phải được phát triển và nuôi dưỡng đúng cách.

Nhà tâm lý học Robert Epstein đã nhận định rằng: Tư duy sáng tạo là dạng kỹ năng có thể luyện tập được chứ không phải khả năng thiên bẩm.

Vậy để khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo cho bé, ba mẹ có thể tìm hiểu những phương pháp sau đây:

  • Rèn luyện con đọc sách: Đọc sách là một thói quen tốt, đồng thời còn giúp bé phát triển khả năng tư duy tưởng tượng và mở rộng thế giới quan của mình.
  • Trò chuyện với con: Nói chuyện với con hàng ngày vừa giúp con phát triển tư duy sáng tạo nói chung mà còn tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa bé và bố mẹ nói riêng. Qua mỗi cuộc trò chuyện các thành viên có thể học hỏi lẫn nhau và thể hiện sự quan tâm với nhau
  • Cùng con chơi trò chơi nhập vai: Trò chơi nhập vai, hòa mình vào một vở kịch, vai diễn nào đó cũng là hoạt động vô cùng bổ ích nhằm khơi dậy tư duy sáng tạo cho bé. Trẻ 8 tuổi hoàn toàn có thể tưởng tượng ra các nhân vật khác và nghĩ ra lời thoại, xây dựng tính cách cho từng nhân vật đó để diễn cùng mình.

Kỹ năng phản biện

Phản biện là một kỹ năng đưa ra quyết định sáng suốt và chắc chắn, đóng vai trò quan trọng trong việc tư duy sáng tạo giúp chúng ta làm chủ thông tin, suy nghĩ một cách logic và hợp lý và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Tâm lý trẻ 8 tuổi luôn muốn biết điều gì đúng điều gì sai và rất dễ gây gổ với người khác. 
Tâm lý trẻ 8 tuổi luôn muốn biết điều gì đúng điều gì sai và rất dễ gây gổ với người khác.

Đối với trẻ 8 tuổi đang ở độ tuổi tiểu học, trẻ sẽ rất dễ hiếu thắng khi đi học hoặc khi bị bố mẹ cấm đoán một vấn đề gì đó gây ra tranh cãi. Ba mẹ có thể dạy trẻ tư duy phản biện như sau: 

  • Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi
  • Tạo ra môi trường thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong các hoạt động nhóm. Hướng dẫn trẻ diễn đạt ý kiến và lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về các quan điểm khác nhau trong một tình huống cụ thể. Trẻ có thể xem xét cái lợi và hại của mỗi quan điểm và đưa ra nhận định dựa trên sự so sánh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi – Nhóm xã hội

Kỹ năng giao tiếp

Đối với trẻ 8 tuổi kỹ năng giao tiếp nên được hình thành và rèn luyện từ sớm, ở lứa tuổi tiểu học này kỹ năng giao tiếp yêu cầu bé phải biết giao tiếp linh hoạt, ứng xử lễ phép và bày tỏ quan điểm khi ý kiến của mình.

Vì sao trẻ cần nói lời chào và cần lễ phép trong giao tiếp xã hội?
Hành xử văn minh và đúng mực là những điều con cần luôn ghi nhớ

Để bé có thể dạy giao tiếp cho trẻ em một cách linh hoạt hơn thì ba mẹ cần vận dụng những nguyên tắc sau đây:

  • Luôn dạy con lễ phép “kính trên nhường dưới”. 
  • Con cần biết nói lời cảm ơn – xin lỗi đúng lúc.
  • Trẻ biết cách giao tiếp bằng ánh mắt và ngôn ngữ hình thể, khi nói chuyện với người đối diện con chỉ cần biểu đạt rõ cho mọi người hiểu, trẻ sẽ cảm thấy tự tin mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.
  • Trẻ cần có thái độ ứng xử phù hợp với từng đối tượng như người lớn, bạn bè, người lạ.
  • Ba mẹ hãy chủ động hỏi và cho bé có cơ hội bày tỏ mong muốn, việc này sẽ giúp mối quan hệ gia đình trở nên thấu hiểu nhau hơn. Bé cũng có thể chia sẻ những khó khăn mà con đang gặp phải khi tập giao tiếp chẳng hạn.
  • Dạy trẻ luôn giữ thái độ tôn trọng người khác, lắng nghe ý kiến của họ và phản biện lại một cách nhẹ nhàng sau khi người khác nói xong.

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng, trẻ cần có kỹ năng ứng xử khéo léo, phù hợp với từng hoàn cảnh, đây chính là tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ.

Xem thêm: Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt – Bước đệm phát triển tư duy và nhận thức

Kỹ năng tự lập

Trẻ 8 tuổi đã có thể tự chăm sóc bản thân mà cần rất ít đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Hãy rèn trẻ tự lập bằng cách để con tự chủ động làm một số công việc như tự dọn phòng, đồ đạc, sách vở. Ba mẹ hãy hướng dẫn con dọn dẹp nhà cửa và chủ động giặt quần áo của mình hay giúp bố mẹ rửa bát.

Để bé tự ý thức và chủ động trong mọi việc.
Để bé tự ý thức và chủ động trong mọi việc.

Đừng để trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ, hãy giao nhiệm vụ cho bé để bé có trách nhiệm rằng đây là việc mình cần làm. Ba mẹ có thể dạy con một số kỹ năng khi ở nhà một mình như:

  • Làm việc nhà: Ba mẹ hãy giao việc nhà trong khả năng của bé như quét nhà, dọn phòng của con, sắp xếp lại tủ quần áo và dọn dẹp góc học tập của con.
  • Tự phục vụ: Ba mẹ thể bắt đầu với việc dạy trẻ biết cách giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung ở nhà hay ở nơi công cộng như trường học, công viên… Chẳng hạn như, dạy cho trẻ tự biết rửa mặt, rửa tay, tự biết xả nước sau khi đi vệ sinh, không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác đúng nơi quy định.
  • Ở nhà một mình: Khi bé ở nhà một mình, ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé nấu những món ăn cơ bản để bé không bị đói. 

Kỹ năng tự vệ

Có rất nhiều trường hợp bắt cóc trẻ em diễn ra xung quanh chúng ta, để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra ba mẹ hãy trang bị đầy đủ những kiến thức phòng chống xâm hại và kỹ năng tự vệ cho bé.

  • Kỹ năng sống xâm hại trẻ em: Để tránh trường hợp bé bị xâm hại tình dục hoặc bị bắt cóc bởi người lạ thì cha mẹ nên dặn bé hét to khi cần giúp đỡ. Cách này giúp mọi người xung quanh chú ý đến bé, bé sẽ dễ dàng thoát khỏi nguy hiểm khi được giúp đỡ. Ví dụ như: Dạy bé có thể hét những câu “Có ai giúp cháu không ạ?” “Cháu đang bị ,…” “Người này đang muốn…” “Ai đó có thể gọi bố mẹ giúp cháu được không ạ?”. Tốt nhất ba mẹ hãy thử đóng vai để bé thực hành nhớ cách xử lý hơn.
  • Võ thuật, tránh bị tấn công: Hướng dẫn bé các kỹ năng tự bảo vệ cơ bản như cách đấm, đá, kẹp, cắn hoặc ba mẹ có thể cho con đi học võ để con không bị lo lắng và tránh bị tấn công trong trường hợp nguy hiểm.
Ảnh minh hoạ chỉ là những kỹ năng cơ bản và nên được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi của bé.
Ảnh minh hoạ chỉ là những kỹ năng cơ bản và nên được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi của bé.

Kỹ năng sơ cứu

Các kỹ năng về cứu hộ, cứu nạn hầu hết vẫn bị bỏ qua khi cha mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi. Kỹ năng sơ cứu vết thương là một kỹ năng quan trọng và cần thiết nếu chẳng may bé bị thương hoặc giúp đỡ người khác khi cần thiết. Ba mẹ có thể dạy bé những cách cơ bản như: Dạy trẻ cách cầm máu, sát trùng và băng bó để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Có thể dạy bé phân loại các loại thuốc và các vật dụng y tế dùng khi sơ cứu. 

Trẻ có thể tự sơ cứu khi cần thiết để bảo đảm an toàn cho bản thân, hạn chế chứng sợ máu và có thể hỗ trợ người khác tránh nguy hiểm. Có thể tập luyện băng bó cho bé bằng cách tạo những tình huống giả lập. Dạy bé sử dụng băng cá nhân hay băng y tế đúng kỹ thuật để bé làm quen, thao tác nhanh và chính xác.

Xem thêm: Kỹ năng sống bảo vệ bản thân – Dạy con mạnh mẽ trước xã hội

Kỹ năng tìm đường

Trẻ 8 tuổi đã có một khả năng nhận thức nhất định nên cha mẹ có thể dạy con và giới thiệu cho bé về cách xác định đường và phương hướng để phòng con đi lạc. Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc bằng cách nhận biết các địa danh quan trọng như: Trường học, công viên, cửa hàng, tên đường,… Ba mẹ có thể thường xuyên dẫn bé đi dạo để bé có thể nhận biết dễ dàng hơn.

Bé có thể yêu cầu trợ giúp của những người xung quanh để liên lạc về cho gia đình khi bé không tìm được đường về nhà. 

Kỹ năng teamwork

Làm việc nhóm là quá trình mà một nhóm người cùng nhau hợp tác, giao tiếp và chia sẻ nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung. Phương pháp làm việc nhóm trong học tập cũng như làm việc, vui chơi nếu được ba mẹ rèn luyện cho con càng sớm thì con sẽ học được cách phối hợp cùng với mọi người, thể hiện tài năng của bản thân để đóng góp cho nhiệm vụ chung, biết lắng nghe ý kiến của người khác và dám đứng lên phản biện để bảo vệ ý kiến của mình.

Teamwork không những giúp con phát triển khả năng tư duy mà còn giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh.
Teamwork không những giúp con phát triển khả năng tư duy mà còn giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh.

Kỹ năng teamwork còn giúp con phát triển được nhiều kỹ năng khác nhau như: 

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Khả năng tranh biện
  • Thuyết trình trước đám đông
  • Cách phân bổ thời gian hợp lý 
  • Con cũng có thể học hỏi những điểm tốt từ các bạn trong teamwork.

Xem thêm: 50 trò chơi team building cho trẻ em TRÍ TUỆ và NĂNG ĐỘNG

Kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi an toàn giao thông

Bé ở độ tuổi tiểu học thường học cách sử dụng các phương tiện công cộng, tự đi xe buýt đi học, đi xe đạp để có thể chủ động thời gian mà không cần cha mẹ đón nên việc dạy trẻ an toàn giao thông là đặc biệt cần thiết.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi nhất định không thể bỏ qua các kỹ năng an toàn
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi nhất định không thể bỏ qua các kỹ năng an toàn

Một số kỹ năng an toàn giao thông cho bé 8 tuổi:

  • Dạy trẻ nhận biết các biển báo giao thông quan trọng và luôn dặn trẻ tuân thủ các biển báo và hướng dẫn giao thông.
  • Nếu trẻ đi bộ đi học thì luôn đi trên vỉa hè, đứng ở vị trí an toàn, chờ đến khi có tín hiệu đèn giao thông cho người đi bộ và hướng dẫn bé sử dụng cầu đi bộ để an toàn hơn khi băng qua đường.
  • Trẻ tham gia giao thông trên đường tuyệt đối không chạy đuổi bắt nhau, không dàn hàng ngang, không vượt đèn đỏ…

Ba mẹ hãy luôn giám sát trẻ khi trẻ tham gia giao thông và đảm bảo rằng trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng về an toàn giao thông để trẻ có ý thức hơn khi tham gia giao thông.

Kỹ năng an toàn khi sử dụng điện, nước

Để đảm bảo trẻ có thể tự nhận thức và an toàn khi sử dụng điện, nước thì cha mẹ cần có những cảnh báo cho trẻ để trẻ ý thức được sự nguy hiểm và sử dụng các thiết bị điện, nước an toàn hơn.

Kỹ năng an toàn về điện:

  • Dạy trẻ biết rằng không được chạm hoặc cắm các vật nhọn vào ổ cắm và các khe hở trên các thiết bị điện.
  • Hướng dẫn trẻ cách sử dụng ổ cắm và công tắc điện một cách an toàn. Trẻ nên biết cách cắm và rút điện từ ổ cắm bằng cách sử dụng tay khô và không được đứng trên nước khi sử dụng điện.
  • Giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm về điện nếu như con chơi đùa gần các nguồn điện.
  • Dạy con tự ý thức tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Dạy trẻ phòng tránh đuối nước:

  • Dạy con không được lại gần các nơi có mức nước sâu như ao, hồ, sông,…
  • Chỉ con phân biệt nước nóng, lạnh tránh làm con bị bỏng.
  • Không cho con bơi một mình và phải luôn có người giám sát bơi cùng bé.
  • Cho con đi học bơi để bé có thể tự cứu bản thân mình nếu rơi vào tình huống nguy hiểm khi rơi xuống nước.

Ba mẹ hãy chú ý nhắc nhở con thường xuyên về các sự nguy hiểm của điện và nước để con phát triển ý thức an toàn trong mọi tình huống. Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ về các biện pháp cấp cứu cơ bản khi xảy ra tai nạn liên quan đến điện hoặc nước, chẳng hạn như gọi điện thoại cấp cứu 115 và biết cách lấy xa nguồn điện hoặc cắt nguồn nước trong trường hợp cần thiết.

Kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là kỹ năng có vai trò quan trọng giúp trẻ thành công trong học tập và tương lai sau này. Kỹ năng này giúp trẻ giao tiếp tự tin, nói chuyện mạch lạc, trình bày vấn đề logic hơn được ứng dụng vào các hoạt động khác nhau của trẻ như thuyết trình trên lớp, bày tỏ quan điểm bản thân với mọi người,…

Kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi hiện đại không thể bỏ qua kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi hiện đại không thể bỏ qua kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Tuy nhiên, khi thuyết trình trẻ cần có sự chuẩn bị về nội dung và phương thức trình bày cho phù hợp với thời gian và đối tượng nghe cũng như cha mẹ cần giúp trẻ tự tin trước đám đông – đây là bước QUAN TRỌNG NHẤT. Những cách cơ bản để bé có một bài thuyết trình thật hoàn hảo:

  • Dạy trẻ sử dụng các công cụ thuyết trình như slide PowerPoint đơn giản hoặc bảng vẽ để minh họa ý kiến ​​và thông tin quan trọng.
  • Hướng dẫn trẻ chọn một chủ đề mà trẻ quan tâm và hiểu rõ. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và nhiệt tình khi thuyết trình.
  • Hỗ trợ trẻ tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến chủ đề của mình. Trẻ có thể sử dụng sách, tài liệu, hoặc tìm kiếm trên Internet để lấy thông tin.
  • Để trẻ luyện tập và thực hành thuyết trình trước ba mẹ để giúp trẻ quen thuộc với việc thuyết trình trước mọi người.
  • Dạy trẻ kết hợp giữa nói chậm rãi rõ chữ, lưu ý giọng điệu kèm sự diễn đạt qua cử chỉ.
  • Luôn khích lệ và động viên trẻ để kỹ năng thuyết trình của trẻ ngày càng được nâng cao.

Kỹ năng hòa nhập

Hòa nhập rất cần thiết với trẻ 8 tuổi nói riêng và là kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học quan trọng nói chung vì kỹ năng này có thể giúp con mở mang mạng lưới bạn bè và có thêm nhiều cơ hội được thể hiện bản thân hơn nữa. Có những bạn nhỏ tuổi sợ giao tiếp và hay nhút nhát sẽ khó khăn để làm quen hoặc trò chuyện. Ngược lại, với những bạn nhỏ tuổi có khả năng giao tiếp giỏi sẽ có khả năng hòa nhập với hoàn cảnh mới và bạn mới nhanh hơn con sẽ có thêm cảm giác tự tin và muốn chứng tỏ bản thân mình hơn nữa. 

Để trẻ hòa nhập nhưng không “hòa tan” vẫn giữ được cái riêng của bản thân.
Để trẻ hòa nhập nhưng không “hòa tan”, vẫn giữ được cái riêng của bản thân.

Những phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng để con trở nên hòa nhập hơn với bạn bè:

  • Giúp con hòa đồng hơn: bằng việc giúp con được tham gia những hoạt động tập thể, giúp con gặp gỡ những bạn đồng trang lứa để bé có thể làm quen với việc hoà nhập trước đám đông.
  • Dạy bé biết giúp đỡ và sẻ chia với những người khó khăn hơn mình: Khi con biết giúp đỡ người khác cũng là con đang giúp đỡ chính mình bước qua rào định kiến trong tâm hồn để trở nên rộng mở hơn.
  • Để con hòa mình với tập thể sẽ cùng con phát triển chứ không đồng nghĩa với việc con sẽ đánh mất đi cái bản chất riêng của bản thân bé.

Xem thêm: Cách dạy trẻ 8 tuổi biết nghe lời – Bố mẹ khoan hoảng loạn!

Kỹ năng quản lý tiền bạc

Ở lứa tuổi tiểu học thế này trẻ đã có thể biết cách quản lý tiền bạc và dạy con chi tiêu chúng sao cho hợp lý. Do đó dạy trẻ quản lý tài chính nên là kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi cần được bố mẹ lưu tâm. Ba mẹ có thể cho bé quản lý số tiền nho nhỏ và cho tiền tiêu vặt giúp bé biết tự quản lý chi tiêu trong khoảng 1 tuần lễ. Dạy cho trẻ biết nên mua đồ dùng nào thật hợp lý để không hoang phí. 

Trẻ 8 tuổi rất dễ bị cuốn hút với tiền bạc và những thứ quà vặt nên nếu bé tiêu quá nhiều tiền cần tiêu mỗi lần hoặc một tháng thì ba mẹ không nên cho tiền và đây cũng chính là một kinh nghiệm giúp bé có thể chi tiêu làm sao cho hợp lý. Hãy tập cho trẻ thói quen tiêu tiền dành cho các việc cần thiết để có thể mua sách hay đồ chơi hoặc để dành giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn. 

Trẻ có kỹ năng về cách sử dụng và quản lý chi tiêu lúc nhỏ tuổi sẽ có kỹ năng quản lý tiền bạc tốt sau này.

Nhóm kỹ năng sống cảm xúc

Tâm lý trẻ 8 tuổi bắt đầu hình thành phức tạp, trẻ sẽ bắt đầu thúc đẩy bản thân thông qua hành động của người khác. Trẻ cũng biết cách đánh giá bản thân so với những bạn đồng trang lứa. Trẻ có thể hiểu được hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào và tại sao. Việc nhận thức này có thể dẫn đến trường hợp trẻ khó kiểm soát được cảm xúc.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi quản lý thời gian

Hướng dẫn trẻ cách quản lý lời gian bằng cách lập thời gian biểu chi tiết trong ngày. Dạy bé chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ hơn và thiết lập mục tiêu cho mỗi phần. Điều này giúp trẻ dễ dàng quản lý và tiến hành từng bước một.

Dạy bé sắp xếp giờ giấc khoa học một cách hợp lý.
Dạy bé sắp xếp giờ giấc khoa học một cách hợp lý.

Ví dụ như ghi thời gian thức giấc, thời gian chuẩn bị ăn sáng đi học, thời gian học bài, nghỉ ngơi, thời gian đi ngủ,…Hãy để trẻ tự lên kế hoạch để không bị động, kiểm soát được thời gian và hình thành thói quen đúng giờ giấc. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp trẻ có thể hoàn thành tốt các công việc cần làm, có tính kỉ luật và tinh thần tự giác cao hơn.

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý cảm xúc – Mạnh mẽ đối mặt với mọi tình huống

Tự tin về bản thân

Ở giai đoạn này, tâm lý của trẻ thường muốn biết điều gì đúng điều gì sai, điều này khiến trẻ phải suy nghĩ và thường gặp lo lắng, bất an. Vì vậy, ba mẹ hãy cố gắng giúp trẻ vui vẻ, nếu có tinh thần lạc quan trẻ có thể tự tin làm tốt mọi việc.

Tự tin giúp ích cho bé rất nhiều trong cuộc sống.
Tự tin giúp ích cho bé rất nhiều trong cuộc sống.

Một số cách dạy trẻ tự tin vào bản thân:

  • Hãy dạy trẻ cách yêu bản thân mình
  • Luôn khuyến khích và động viên trẻ
  • Dạy trẻ đặt ra những mục tiêu thực tế
  • Để bé luôn suy nghĩ mạnh mẽ và độc lập
  • Để bé theo đuổi sở thích
  • Cho bé chơi thể thao
  • Tự tin xây dựng các mối quan hệ xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 8 tuổi như thế nào và dạy những gì? Hy vọng qua bài viết trên đây, ba mẹ có thể tham khảo, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp và tương tác với trẻ một cách thoải mái cũng như hướng dẫn trẻ từng bước một. Hãy biến những kỹ năng đó thành thói quen cho trẻ, nhất định con sẽ có cho mình những hành trang hữu ích trong tương lai.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo chương trình đào tạo KidUP để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi từ 6 – 9 tuổi. Khoá học sẽ trang bị tư duy cho trẻ, thêm vào đó còn có những hoạt động thú vị, gặp gỡ các bạn bè mới và có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x